Tối giản việc đọc tin nổi bật, comment chất lượng nhiều reaction trên voz cho các fen bận rộn.
VozFen.com: [thảo luận] Voz Strength Club | Tập tạ - Hướng dẫn, [thảo luận], giao lưu | Thông tin tổng hợp trang #1
@qminh1806 Joined: 08/2011
#1


[thảo luận] Voz Strength Club | Tập tạ - Hướng dẫn, [thảo luận], giao lưu | Thông tin tổng hợp trang #1
VOZ STRENGTH CLUB
INTRODUCTION Giới thiệu chung
1. PREFACE Lời mở đầu
Lời kế cuối (mới cập nhật): Bạn nào muốn có người hướng dẫn tập tạ trực tiếp và chưa kiếm ra đc PT/Coach uy tín, thì có thể liên hệ trực tiếp với mình nhé (Post #2222)
Lời cuối cùng: Stay safe, lifter! (Bảo trọng nhé!)
2. THREAD INDEX Mục lục
I. MINDSET Định hướng
II. NUTRITION Dinh dưỡng
III. TRAINING Tập luyện (Part 1, Part 2)
IV. RECOVERY/REHAB Phục hồi
V. SOURCE/GOOD TO KNOW Thông tin tham khảo
VI. VALUEABLE POSTS Bài viết giá trị cao của thành viên, rất nên đọc
UPDATE LOG

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#3

II. NUTRITION
DINH DƯỠNG
DINH DƯỠNG
1. BASIC KNOWLEDGE Kiến thức cơ bản
Các khái niệm khác (nội dung chi tiết)
Mật độ Calo (Calorie Density)
2. CALORIE BALANCE Cân bằng Calo/năng lượng
Các nguyên tắc cơ bản về cân bằng calorie
Để ổn định cân nặng: Calories Intake = Calorie Expenditure (Ăn nhiêu dùng nhiêu) >> Calorie Balance (Cân bẳng Calo)
Để tăng cân: Calories Intake > Calorie Expenditure (Ăn nhiều hơn dùng) >> Calorie Surplus (Dư thừa Calo)
Để giảm cân: Calories Intake < Calorie Expenditure (Ăn ít hơn dùng) >> Calorie Deficit (Thiếu hụt Calo)
Quick note/Lưu ý: tất cả các phương pháp ăn kiêng (diet) dù được quảng cáo, tô vẽ, thần thánh như thế nào đều có thể được quy về các trạng thái cơ bản như trên (Balance, Surplus hoặc Deficit). Sẽ không có chuyện / phương pháp nào có thể giúp bạn ăn thoải mái mà vẫn giảm cân/giữ cân, cũng như ăn có chút xíu mà đòi tăng cân.
Các chiến lược ứng dụng
Để ổn định cân nặng: ăn vừa phải và/hoặc vận động vừa phải, muốn ăn nhiều lên thì phải vận động nhiều lên và ngược lại.
Để tăng cân: ăn nhiều lên và/hoặc vận động ít lại.
Để giảm cân: ăn ít lại và/hoặc vận động nhiều lên.
Các chỉ số cần tính toán
Bản thân mình không giỏi về tính toán, cũng không thích việc tính toán calorie cho lắm, cái mà mình hướng tới và khuyên các bạn hướng tới là xây dựng habit/life style phù hợp liên quan đến ăn uống, quản lý bằng ước chừng lượng ăn vào và lượng vận động để cân đối hợp lý theo nhu cầu/mục tiêu bản thân, dựa trên kết quả bản thân mà cân chỉnh lại cho hợp lý, quan trọng nhất là phải "kiểm soát được cái miệng", vì "bệnh từ miệng mà vào".
Calorie Intake (1g carb = 4kcal, 1g protein = 4kcal, 1g fat = 9kcal)
Basal metabolic rate (BMR)
Total Daily Energy Expenditure (TDEE)
Nutrition Fact (Bảng giá trị dinh dưỡng)
Basal metabolic rate (BMR)
Total Daily Energy Expenditure (TDEE)
Nutrition Fact (Bảng giá trị dinh dưỡng)
3. MEAL TIMING / FREQUENCY Thời gian/Tần suất ăn uống
Các nội dung phần này là general advices/các lời khuyên chung, có thể không đúng đối với một số chế độ ăn kiêng chuyên biệt (như IF, Low-carb). Nếu bạn đang theo một chế độ ăn, hay đọc kỹ và tuân thủ đúng các yêu cầu của chế độ đó để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nutrient Timing Thời gian nạp các chất dinh dưỡng
Clip cực kỳ hữu ích và dễ hiểu về việc phân bổ macro (Pro/Carb/Fat) vào các bữa ăn trong ngày. Highly recommend dành cho tất cả các bạn trong thread này
Structuring Nutrient Timing for Hypertrophy | JTSstrength.com
Meal frequency Tần suất ăn
Không có con số cụ thể về tần suất ăn hoàn hảo, dao động từ 1 bữa/ngày đến 8 bữa/ngày.
Đối với người bình thường, con số dễ chấp nhận là 3 bữa/ngày, bao gồm bữa sáng, trưa và tối.
Đối với người tập thể thao nói chung, con số trung bình là 5 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ (trước khi tập và trước khi ngủ)
Đối với người tập thể hình và người cần tâng/giảm cân nhanh: con số trung bình là 6 đến 8 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 3-5 bữa phụ (giữa buổi sáng, giữa buổi chiều/xế, trước khi tập, sau khi tập và trước khi ngủ).
Đối với người bình thường, con số dễ chấp nhận là 3 bữa/ngày, bao gồm bữa sáng, trưa và tối.
Đối với người tập thể thao nói chung, con số trung bình là 5 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ (trước khi tập và trước khi ngủ)
Đối với người tập thể hình và người cần tâng/giảm cân nhanh: con số trung bình là 6 đến 8 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 3-5 bữa phụ (giữa buổi sáng, giữa buổi chiều/xế, trước khi tập, sau khi tập và trước khi ngủ).
Meal frequency càng thấp (dưới 3) thì càng thuận tiện cho việc sinh hoạt và làm việc (ý là không phải suốt ngày chăm chăm ăn uống), càng cao (trên 4) thì càng thuận tiện cho việc tăng calorie intake và tăng cân/tăng cơ. Ví dụ: nếu targeted calorie intake của bạn là 3.000kcal/ngày, việc ăn 3 bữa chính, mỗi bữa tầm 1.000 kcal sẽ khó khăn cho bạn, gây mệt cho cơ thể, nếu ăn 3 bữa chính (tầm 750kcal/bữa) và 2 bữa phụ (tầm 375kcal/bữa) thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Đối với người bình thường/người cần giảm cân thì nên ăn lượng lớn calorie vào ban ngày và giảm dần vào chiều tối, đối với dân tập tạ thì nên ăn lượng lớn calorie vào khoảng thời gian xung quanh buổi tập (từ 2 đến 3 giờ trước và sau buổi tập), đối với người cần tăng cân thì nên ăn lượng lớn calorie trước khoảng thời gian đi ngủ (lưu ý tăng cân thôi nhé, không phải tăng cơ)
Meal timing Thời gian ăn uống
Mỗi bữa ăn chính nên cách nhau tối thiểu 4-5h, tối đa 7-8h, các bữa ăn phụ nên nằm vào khoảng giữa các buổi ăn chính.
Bữa sáng nên được ăn trong vòng 2h kể từ khi thức dậy, bữa tối nên được ăn ít nhất là 2h trước khi đi ngủ.
Sau khi ăn các bữa chính, nên nghỉ ngơi hoặc vận động rất nhẹ trong vòng 1h sau đó, trừ khi bạn thích bị đau bao tử hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tùy vào loại thực phẩm, bữa ăn trước khi tập (pre-workout) có thể ăn trước khi tập 2 giờ (nếu ăn, như cơm/mì/phở/bún/bánh) hoặc 1 giờ (nếu uống, như protein shake, pre-workout shake/blended).
Bạn được xem là thực hiện meal timing thành công, nếu trước bữa ăn chính tầm 30 phút, bạn bắt đầu cảm thấy đói bụng. Dựa trên yếu tố cảm quan này, mà bạn có thể điều chỉnh lại lượng ăn cho phù hợp, ví dụ: ăn trưa lúc 12:00, 12:55 vẫn chưa thấy đói > bữa sáng/giữa bữa ăn quá nhiều hoặc món ăn có GI quá thấp, cần giảm lại hoặc thay đổi món ăn; 11:00 đã cảm thấy đói > bữa sáng ăn quá ít hoặc món ăn có GI quá cao, cần ăn thêm hoặc thay đổi món ăn.
Bữa sáng nên được ăn trong vòng 2h kể từ khi thức dậy, bữa tối nên được ăn ít nhất là 2h trước khi đi ngủ.
Sau khi ăn các bữa chính, nên nghỉ ngơi hoặc vận động rất nhẹ trong vòng 1h sau đó, trừ khi bạn thích bị đau bao tử hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tùy vào loại thực phẩm, bữa ăn trước khi tập (pre-workout) có thể ăn trước khi tập 2 giờ (nếu ăn, như cơm/mì/phở/bún/bánh) hoặc 1 giờ (nếu uống, như protein shake, pre-workout shake/blended).
Bạn được xem là thực hiện meal timing thành công, nếu trước bữa ăn chính tầm 30 phút, bạn bắt đầu cảm thấy đói bụng. Dựa trên yếu tố cảm quan này, mà bạn có thể điều chỉnh lại lượng ăn cho phù hợp, ví dụ: ăn trưa lúc 12:00, 12:55 vẫn chưa thấy đói > bữa sáng/giữa bữa ăn quá nhiều hoặc món ăn có GI quá thấp, cần giảm lại hoặc thay đổi món ăn; 11:00 đã cảm thấy đói > bữa sáng ăn quá ít hoặc món ăn có GI quá cao, cần ăn thêm hoặc thay đổi món ăn.
Dưới đây là thời gian ăn hợp lý cho 1 người làm việc giờ hành chính, tập thể hình vào khoảng thời gian từ 18:00 đến 20:00 nhé:
07:00 > Ăn sáng
09:30 > Ăn nhẹ giữa buổi (có thể skip)
12:00 > Ăn trưa
14:30 > Ăn xế (có thể skip)
16:30 > Ăn bữa trước khi tập (pre-workout)
20:00 > Ăn bữa sau khi tập (post-workout)
21:00 > Ăn tối
23:00 > Ăn khuya (có thể skip, hoặc protein shake)
07:00 > Ăn sáng
09:30 > Ăn nhẹ giữa buổi (có thể skip)
12:00 > Ăn trưa
14:30 > Ăn xế (có thể skip)
16:30 > Ăn bữa trước khi tập (pre-workout)
20:00 > Ăn bữa sau khi tập (post-workout)
21:00 > Ăn tối
23:00 > Ăn khuya (có thể skip, hoặc protein shake)
4. PROTEIN Chất đạm
Chưa update
5. CARBOHYDRATES Chất bột đường
6. FAT Chất béo
7. VITAMIN, MINERAL Vitamin, khoáng chất
Multivitamin (vitamin tổng hợp)- hãy quên chúng đi
Có quá nhiều vấn đề với vitamin tổng hợp:
Triết lý “one-size-fits-all”
Quá nhiều tương tác bất lợi có thể xảy ra
Chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không có cái nhìn toàn cảnh.
Canxi- Hãy quên nó đi
Nạp quá nhiều canxi (hơn 1.000 mg mỗi ngày) có thể là một vấn đề lớn. Tệ nhất là canxi bắt đầu tích tụ trên bề mặt của tim và các động mạch của bạn. Lượng canxi dư thừa cũng có thể hình thành sỏi thận hoặc, ít nghiêm trọng hơn có thể gây táo bón.
Vitamin D- Hãy dùng nó
Nếu bạn không thể thường xuyên dành vài phút dưới ánh mặt trời, hoặc bạn là một người ít tập thể dục người mà hiếm khi nhìn thấy bất kỳ ánh sáng nào không có huỳnh quang, bạn có thể nên uống vitamin D quanh năm.
Vitamin B3 (niacin) - Tùy trường hợp
Nếu bạn trên 40 hoặc 50 tuổi hoặc nếu bạn có vấn đề về cholesterol, hãy nghĩ đến việc dùng niacin. Dù việc dùng bổ sung của nó nhằm làm giảm cholesterol đã được sử dụng rất nhiều trong vài năm qua, một nghiên cứu mới cho thấy rằng nó cũng như statin hoạt động hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol nhưng không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Vitamin C - Hãy quên nó đi
Mặc dù vitamin C là chất chống oxy hóa, nó sẽ biến thành "tiền chất oxy hóa" khi bạn dùng một lượng lớn. Điều đó có nghĩa là lạm dụng nó thực sự có thể làm cho nó biến thành các gốc tự do (chất oxy hoá) thay vì quét sạch chúng (chốngoxy hoá).
Rõ ràng, việc thiếu vitamin C có thể cản trở hệ thống miễn dịch của bạn, nhưng bạn sẽ có thể có được tất cả những gì bạn cần thông qua các trái cây họ cam quýt.
Vitamin E - Hãy quên nó đi
Vitamin này được cho rằng khá dễ để nhận đủ thông qua chế độ ăn, bạn không có lý do thực sự để bổ sung theo con đường thực phẩm chức năng. Thịt ngỗng có lẽ là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao nhất, nhưng nếu bạn đã ngán thịt ngỗng, bạn có thể nhận được nhiều vitamin này bằng cách ăn các loại hạt, rau ăn lá, quả bơ, và nhiều loại cá khác nhau.
Magie - Hãy dùng nó!
Có tới 85% người Mỹ có thể bị thiếu magie. Thậm chí tình trạng này còn tồi tệ hơn với các vận động viên vì mồ hôi ra quá nhiều khiến nó thoát ra khỏi cơ thể họ.
Đây là một vấn đề lớn vì khoáng chất này đóng vai trò trong hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể con người. Magie rất quan trọng để sản xuất năng lượng, tổng hợp protein và chuyển hóa insulin. Nếu không có đủ, bạn sẽ bị tích tụ axit lactic quá mức, cơ bắp bị chuột rút, phục hồi kém và hiệu suất tập luyện kém. Sự thiếu hụt magie cũng làm cho việc giảm mỡ khó khăn hơn.
Kẽm - Hãy dùng nó!
Kẽm có một vài thuộc tính làm cho nó cần thiết nhưng có điều kiện. Nếu nồng độ kẽm thấp, vì chúng thường xảy ra ở vận động viên, nó có thể dẫn đến mức testosterone thấp. Ngoài ra, kẽm là một trong số ít những chất được thể hiện trong các nghiên cứu chính thống là có tác dụng rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh.
Chất chống oxy hóa - Tuỳ trường hợp
Cách tốt nhất là ăn đa dạng các loại trái cây và rau quả để bạn có được một liều lượng thực tế của việc kết hợp các chất chống oxy hóa - không phải là nạp một loại thuốc đặc biệt nào cả.
Cách khác là sử dụng một sản phẩm được sản xuất từ sự kết hợp của nhiều loại trái cây và rau quả như Superfood gần đúng với những gì bạn có thể nhận được bằng cách ăn 10 phần trái cây và rau quả theo quy định mỗi ngày.
Probiotic - Hãy quên chúng đi!
Probiotic là một ý tưởng tuyệt vời trên lý thuyết. Nuôi dưỡng những con lợi khuẩn nhỏ bé trong ruột của bạn và chúng đi làm việc cho bạn, nhưng có rất nhiều lý do tại sao chúng có thể không hoạt động hiệu quả.
Mặc dù cách tốt nhất trong tất cả có thể là việc ăn thực phẩm chứa prebiotic nhưng những đồ ăn như dưa cải, kim chi và trà kombucha không chỉ mang lại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa của bạn, mà còn đồng thời nuôi dưỡng chúng.
Dầu cá - Hãy dùng nó!
Không có ai tranh cãi rằng dầu cá là chất chống viêm hiệu quả. Vì vậy, như hầu hết các bác sĩ tim mạch đều đồng ý, bệnh tim là một căn bệnh viêm nhiễm, thì chỉ có nghĩa là việc bổ sung dầu cá tốt (DHA / EPA tái ester hóa triglyceride) sẽ mang lại lợi ích.
Credit: Hướng dẫn: vitamin nên dùng và vitamin không nên dùng By TC Louma (27/6/2019) Translated by Tuan Pham
Có quá nhiều vấn đề với vitamin tổng hợp:
Triết lý “one-size-fits-all”
Quá nhiều tương tác bất lợi có thể xảy ra
Chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không có cái nhìn toàn cảnh.
Canxi- Hãy quên nó đi
Nạp quá nhiều canxi (hơn 1.000 mg mỗi ngày) có thể là một vấn đề lớn. Tệ nhất là canxi bắt đầu tích tụ trên bề mặt của tim và các động mạch của bạn. Lượng canxi dư thừa cũng có thể hình thành sỏi thận hoặc, ít nghiêm trọng hơn có thể gây táo bón.
Vitamin D- Hãy dùng nó
Nếu bạn không thể thường xuyên dành vài phút dưới ánh mặt trời, hoặc bạn là một người ít tập thể dục người mà hiếm khi nhìn thấy bất kỳ ánh sáng nào không có huỳnh quang, bạn có thể nên uống vitamin D quanh năm.
Vitamin B3 (niacin) - Tùy trường hợp
Nếu bạn trên 40 hoặc 50 tuổi hoặc nếu bạn có vấn đề về cholesterol, hãy nghĩ đến việc dùng niacin. Dù việc dùng bổ sung của nó nhằm làm giảm cholesterol đã được sử dụng rất nhiều trong vài năm qua, một nghiên cứu mới cho thấy rằng nó cũng như statin hoạt động hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol nhưng không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Vitamin C - Hãy quên nó đi
Mặc dù vitamin C là chất chống oxy hóa, nó sẽ biến thành "tiền chất oxy hóa" khi bạn dùng một lượng lớn. Điều đó có nghĩa là lạm dụng nó thực sự có thể làm cho nó biến thành các gốc tự do (chất oxy hoá) thay vì quét sạch chúng (chốngoxy hoá).
Rõ ràng, việc thiếu vitamin C có thể cản trở hệ thống miễn dịch của bạn, nhưng bạn sẽ có thể có được tất cả những gì bạn cần thông qua các trái cây họ cam quýt.
Vitamin E - Hãy quên nó đi
Vitamin này được cho rằng khá dễ để nhận đủ thông qua chế độ ăn, bạn không có lý do thực sự để bổ sung theo con đường thực phẩm chức năng. Thịt ngỗng có lẽ là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao nhất, nhưng nếu bạn đã ngán thịt ngỗng, bạn có thể nhận được nhiều vitamin này bằng cách ăn các loại hạt, rau ăn lá, quả bơ, và nhiều loại cá khác nhau.
Magie - Hãy dùng nó!
Có tới 85% người Mỹ có thể bị thiếu magie. Thậm chí tình trạng này còn tồi tệ hơn với các vận động viên vì mồ hôi ra quá nhiều khiến nó thoát ra khỏi cơ thể họ.
Đây là một vấn đề lớn vì khoáng chất này đóng vai trò trong hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể con người. Magie rất quan trọng để sản xuất năng lượng, tổng hợp protein và chuyển hóa insulin. Nếu không có đủ, bạn sẽ bị tích tụ axit lactic quá mức, cơ bắp bị chuột rút, phục hồi kém và hiệu suất tập luyện kém. Sự thiếu hụt magie cũng làm cho việc giảm mỡ khó khăn hơn.
Kẽm - Hãy dùng nó!
Kẽm có một vài thuộc tính làm cho nó cần thiết nhưng có điều kiện. Nếu nồng độ kẽm thấp, vì chúng thường xảy ra ở vận động viên, nó có thể dẫn đến mức testosterone thấp. Ngoài ra, kẽm là một trong số ít những chất được thể hiện trong các nghiên cứu chính thống là có tác dụng rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh.
Chất chống oxy hóa - Tuỳ trường hợp
Cách tốt nhất là ăn đa dạng các loại trái cây và rau quả để bạn có được một liều lượng thực tế của việc kết hợp các chất chống oxy hóa - không phải là nạp một loại thuốc đặc biệt nào cả.
Cách khác là sử dụng một sản phẩm được sản xuất từ sự kết hợp của nhiều loại trái cây và rau quả như Superfood gần đúng với những gì bạn có thể nhận được bằng cách ăn 10 phần trái cây và rau quả theo quy định mỗi ngày.
Probiotic - Hãy quên chúng đi!
Probiotic là một ý tưởng tuyệt vời trên lý thuyết. Nuôi dưỡng những con lợi khuẩn nhỏ bé trong ruột của bạn và chúng đi làm việc cho bạn, nhưng có rất nhiều lý do tại sao chúng có thể không hoạt động hiệu quả.
Mặc dù cách tốt nhất trong tất cả có thể là việc ăn thực phẩm chứa prebiotic nhưng những đồ ăn như dưa cải, kim chi và trà kombucha không chỉ mang lại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa của bạn, mà còn đồng thời nuôi dưỡng chúng.
Dầu cá - Hãy dùng nó!
Không có ai tranh cãi rằng dầu cá là chất chống viêm hiệu quả. Vì vậy, như hầu hết các bác sĩ tim mạch đều đồng ý, bệnh tim là một căn bệnh viêm nhiễm, thì chỉ có nghĩa là việc bổ sung dầu cá tốt (DHA / EPA tái ester hóa triglyceride) sẽ mang lại lợi ích.
Credit: Hướng dẫn: vitamin nên dùng và vitamin không nên dùng By TC Louma (27/6/2019) Translated by Tuan Pham
List các supplement:
Note: list này là trong phạm vi mình biết, các bạn có thể bổ sung thêm nếu muốn
1. Creatin
2. Omega 3, Fish oil (dầu cá)
3. Magie
4. Astaxanthin
5. Vitamin D, K (D3, K2, MK7)
6. Zinc (Kẽm)
7. Curcumin (bột nghệ)
8. Glucosamine
9. Beta-Alanine
10. Spirulina (tảo xoắn)
Một số nguồn tham khảo (để bắt đầu)
1. The Best Supplements for Powerlifting (PowerliftingToWin)
2. What supplements a powerlifter should (and should not) consider (PowerliftingWatch)
3. Examine.com - resource on supplements and nutrition
Note: list này là trong phạm vi mình biết, các bạn có thể bổ sung thêm nếu muốn
1. Creatin
2. Omega 3, Fish oil (dầu cá)
3. Magie
4. Astaxanthin
5. Vitamin D, K (D3, K2, MK7)
6. Zinc (Kẽm)
7. Curcumin (bột nghệ)
8. Glucosamine
9. Beta-Alanine
10. Spirulina (tảo xoắn)
Một số nguồn tham khảo (để bắt đầu)
1. The Best Supplements for Powerlifting (PowerliftingToWin)
2. What supplements a powerlifter should (and should not) consider (PowerliftingWatch)
3. Examine.com - resource on supplements and nutrition
8. MEAL PREP Chuẩn bị các bữa ăn
General Hướng dẫn chung về Meal prep
Q&A về Meal prep
Pre-workout Bữa ăn trước tập
Intra-workout Ăn uống trong khi tập
Post-workout Bữa ăn sau khi tập

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#6

IV. RECOVERY/REHAB
HỒI PHỤC SAU TẬP/SAU CHẤN THƯƠNG
HỒI PHỤC SAU TẬP/SAU CHẤN THƯƠNG
1. RECOVERY Hồi phục sau tập
Basic knowledge Kiến thức cơ bản
Recovery Techniques Các kỹ thuật hồi phục
Sleep:
1. Giấc ngủ chính (vào buổi tối) nên kéo dài tối thiểu 6 tiếng liên tục, tập càng nặng (về volume hoặc về intensity) thì ngủ càng nhiều, tối đa có thể lên đến 10 tiếng, tối ưu thì tầm 8 tiếng là được rồi.
2. Khoảng thời gian ngủ buổi tối nên nằm trong khoảng 22:00 PM đến 04:00 AM (cái này có nhiều bài viết rồi, thậm chí có lịch phục hồi/hoạt động của từng cơ quan theo khung giờ, các bạn có thể google để tìm hiểu thêm).
3. Để ngủ ngon thì lưu ý mấy cái:
Napping
Napping tạm dịch là giấc ngủ ngắn, thông thường có 2 loại.
1. Ngủ trưa: nếu có điều kiện, nên ngủ trưa tối thiểu 15 phút, tối đa 30 phút (ngủ lâu hơn thì đầu óc mộng mị, khó làm việc/khó tập)
2. Ngủ ngắn trước khi tập: nếu có điều kiện, nên nằm nhắm mắt khoản 15 phút trước khi tập 30-45 phút (tốt nhất là ăn pre-workout xong nắm nhắm mắt 1 chút). Việc này có 2 tác dụng, 1 là giúp cơ thể thư giãn trước khi tập, 2 là giúp cơ thể tập trung xử lý thức ăn trong bao tử.
1. Giấc ngủ chính (vào buổi tối) nên kéo dài tối thiểu 6 tiếng liên tục, tập càng nặng (về volume hoặc về intensity) thì ngủ càng nhiều, tối đa có thể lên đến 10 tiếng, tối ưu thì tầm 8 tiếng là được rồi.
2. Khoảng thời gian ngủ buổi tối nên nằm trong khoảng 22:00 PM đến 04:00 AM (cái này có nhiều bài viết rồi, thậm chí có lịch phục hồi/hoạt động của từng cơ quan theo khung giờ, các bạn có thể google để tìm hiểu thêm).
3. Để ngủ ngon thì lưu ý mấy cái:
a. Bữa chính nên cách giấc ngủ tối thiểu 2-3h.
b. Tắm nước ấm trước khi ngủ.
c. Tắt đèn và nằm thư giãn trước 20-30ph, có thể nghe nhạc nhẹ/không lời.
d. Ngủ vào khung giờ cố định
e. Chỉnh nhiệt độ phòng xuống thấp (dùng máy lạnh hoặc dùng quạt)
f. Giữ cho chân ấm, bụng ấm nhưng đầu phải mát (cái này mình đọc bên Đông y, khí di chuyển vào từ lòng bàn chân và thoát ra ở đỉnh đầu, nếu để chân lạnh > khí vào người lạnh > người lạnh, đầu nóng > khí thoát không được > bốc hỏa > người nóng)
g. Tập nặng thì cơ thể tự động buồn ngủ, khỏi cần xài tips gì cả (đôi khi mình tập buổi tối, ăn tối xong tầm 9h, mắt lim dim là ngủ quên 1 phát tới 2-3h sáng, lúc đó mới dậy tắt đèn, tắt máy tính rồi ngủ tiếp).
b. Tắm nước ấm trước khi ngủ.
c. Tắt đèn và nằm thư giãn trước 20-30ph, có thể nghe nhạc nhẹ/không lời.
d. Ngủ vào khung giờ cố định
e. Chỉnh nhiệt độ phòng xuống thấp (dùng máy lạnh hoặc dùng quạt)
f. Giữ cho chân ấm, bụng ấm nhưng đầu phải mát (cái này mình đọc bên Đông y, khí di chuyển vào từ lòng bàn chân và thoát ra ở đỉnh đầu, nếu để chân lạnh > khí vào người lạnh > người lạnh, đầu nóng > khí thoát không được > bốc hỏa > người nóng)
g. Tập nặng thì cơ thể tự động buồn ngủ, khỏi cần xài tips gì cả (đôi khi mình tập buổi tối, ăn tối xong tầm 9h, mắt lim dim là ngủ quên 1 phát tới 2-3h sáng, lúc đó mới dậy tắt đèn, tắt máy tính rồi ngủ tiếp).
Napping
Napping tạm dịch là giấc ngủ ngắn, thông thường có 2 loại.
1. Ngủ trưa: nếu có điều kiện, nên ngủ trưa tối thiểu 15 phút, tối đa 30 phút (ngủ lâu hơn thì đầu óc mộng mị, khó làm việc/khó tập)
2. Ngủ ngắn trước khi tập: nếu có điều kiện, nên nằm nhắm mắt khoản 15 phút trước khi tập 30-45 phút (tốt nhất là ăn pre-workout xong nắm nhắm mắt 1 chút). Việc này có 2 tác dụng, 1 là giúp cơ thể thư giãn trước khi tập, 2 là giúp cơ thể tập trung xử lý thức ăn trong bao tử.
Food ở đây bàn về việc ăn uống để hỗ trợ việc phục hồi, có liên quan đến phần Nutrition ở trên nhưng không phải trọng tâm là nutrition nhé.
Về cơ bản, bạn tập càng nặng thì nên ăn càng nhiều (và ngược lại), trừ trường hợp có mục đích đặc biệt như giảm cân/cutting để thi đấu.
Nếu bạn tập nặng, thì nên ăn nhiều carb 1 chút, theo JTS thì họ khuyến nghị như sau:
– 1g per pound per day for light or off days (sets of 3-5 reps, typical peaking training for powerlifting)
– 2g per pound per day for moderate-hard days (sets of 5-10, typical powerlifting and bodybuilding training)
-3g per pound per day for super high volume days including multiple hard workouts per day (multi-sport, endurance sport, and CrossFit athletes at various phases)
Lưu ý là ăn nhiều carb 1 chút xíu trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn 1 chút, tất nhiên là phải cân đối với macronutrient chứ không phải ăn cho đã để mà dễ ngủ, ăn thiếu carb sau khi tập nặng có thể gây tâm lý khó chịu, bực bội, khó ngủ nha.
Về cơ bản, bạn tập càng nặng thì nên ăn càng nhiều (và ngược lại), trừ trường hợp có mục đích đặc biệt như giảm cân/cutting để thi đấu.
Nếu bạn tập nặng, thì nên ăn nhiều carb 1 chút, theo JTS thì họ khuyến nghị như sau:
– 1g per pound per day for light or off days (sets of 3-5 reps, typical peaking training for powerlifting)
– 2g per pound per day for moderate-hard days (sets of 5-10, typical powerlifting and bodybuilding training)
-3g per pound per day for super high volume days including multiple hard workouts per day (multi-sport, endurance sport, and CrossFit athletes at various phases)
Lưu ý là ăn nhiều carb 1 chút xíu trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn 1 chút, tất nhiên là phải cân đối với macronutrient chứ không phải ăn cho đã để mà dễ ngủ, ăn thiếu carb sau khi tập nặng có thể gây tâm lý khó chịu, bực bội, khó ngủ nha.
Phần này ý là ngoài thời gian đi tập, bạn có thể dành thời gian để làm những thứ mình thích, chứ cắm mặt trong phòng tập 6 ngày/tuần không hẳn là đã tốt. Phần này sẽ là thừa đối với các bạn văn phòng (vì còn phải dành thời gian đi quan hệ, đi nhậu này nọ), nhưng là cần thiết với các bạn sinh viên hoặc làm nghề tự do (thường thích tập 6-7 ngày/tuần vì sợ tập không đủ)
Các hoạt động nên làm gồm có:
1. Chơi các môn thể thao khác: tốt nhất nên tìm mấy món lạ lạ mà chơi cho vui, vd bắn cung, leo núi trong nhà, bắn súng sơn...
2. Đi ăn, chơi với gia đình/người yêu/bạn bè: nhớ lưu ý về macronutrient, calories intake và thời gian ngủ nghỉ.
3. Nghe nhạc, xem phim, xem kịch, đi dạo
... (mấy cái này chắc mấy bạn rành hơn mình nhiều, nên mình list vài cái cho vui thôi, lưu ý là dù có ăn chơi vẫn không quên nhiệm vụ, lưu ý về Nutrition và Recovery time nhé).
Các hoạt động nên làm gồm có:
1. Chơi các môn thể thao khác: tốt nhất nên tìm mấy món lạ lạ mà chơi cho vui, vd bắn cung, leo núi trong nhà, bắn súng sơn...
2. Đi ăn, chơi với gia đình/người yêu/bạn bè: nhớ lưu ý về macronutrient, calories intake và thời gian ngủ nghỉ.
3. Nghe nhạc, xem phim, xem kịch, đi dạo
... (mấy cái này chắc mấy bạn rành hơn mình nhiều, nên mình list vài cái cho vui thôi, lưu ý là dù có ăn chơi vẫn không quên nhiệm vụ, lưu ý về Nutrition và Recovery time nhé).
Phần này ý là nên kiểm soát về stress, vì stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phục hồi và tập tạ.
Nếu cảm thấy công việc ổn, stress ít hoặc kiểm soát được, thì có thể try hard, peaking, PR, cutting này nọ.
Nếu cảm thấy công việc không ổn, stress nhiều, thì nên tập kiểu nhẹ nhàng (low rep, low set, low intensity), chọn mức minimum volume mà tập, sau khi hết stress rồi hẵng tryhard lại sau.
Về long-term thì nên kiểm soát stress, stress càng ít càng tốt, vì không chỉ ảnh hưởng tập tạ, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (QoL) và sức khỏe nói chung.
Nếu cảm thấy công việc ổn, stress ít hoặc kiểm soát được, thì có thể try hard, peaking, PR, cutting này nọ.
Nếu cảm thấy công việc không ổn, stress nhiều, thì nên tập kiểu nhẹ nhàng (low rep, low set, low intensity), chọn mức minimum volume mà tập, sau khi hết stress rồi hẵng tryhard lại sau.
Về long-term thì nên kiểm soát stress, stress càng ít càng tốt, vì không chỉ ảnh hưởng tập tạ, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (QoL) và sức khỏe nói chung.
Phần này ý là nên đi massage "khỏe", tìm các physical therapist xịn/qualified. Nếu có điều kiện thì nên tìm hiểu, đầu tư vào các dịch vụ massage dành cho dân chơi thể thao, các therapist sẽ có phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhất là trong giai đoạn peaking (về volume hoặc intensity).
Nếu không có điều kiện thì tự làm ở nhà, dụng cụ thì cần thảm yoga, foam roller (mềm/gai), massage ball (mềm/gai), xem thêm youtube là đủ rồi.
Nếu không có điều kiện thì tự làm ở nhà, dụng cụ thì cần thảm yoga, foam roller (mềm/gai), massage ball (mềm/gai), xem thêm youtube là đủ rồi.
2. TRAINING SCHEDULE Thời gian tập luyện
Training session and daytime Thời gian tập và lịch sinh hoạt hàng ngày
Training session and weekdays Số buổi tập trong tuần
General advice Lời khuyên chung về thời gian tập/buổi tập
Training session and program Phối hợp giữa buổi tập và lịch tập
3. REHAB Hồi phục sau chấn thương

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#7

V. SOURCE/GOOD TO KNOW
THÔNG TIN THAM KHẢO
THÔNG TIN THAM KHẢO
1. EBOOK Sách
2. YOUTUBE CHANNEL Kênh Youtube
Phần này chủ yếu mình list các channel về hướng dẫn động tác, form check, kỹ thuật tập luyện này nọ, nếu các bạn muốn đọc kỹ thì vào website / facebook / instagram ở dưới nhé.
3. WEBSITE / FACEBOOK
Việt Nam
Thế giới
4. INSTAGRAM
Ở đây mình tạm list ra những trang hay chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật tập các động tác cơ bản (Squat, BP, Deadlift), chủ yếu là về powerlifting. Các bạn nếu thấy trang nào hay (về bodybuilding, strongman hay physique) thì có thể post để mình cập nhật nhé.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#8

VI. VALUEABLE POSTS
NHỮNG BÀI VIẾT CÓ GIÁ TRỊ CAO
NHỮNG BÀI VIẾT CÓ GIÁ TRỊ CAO
1. XÀM XÀM CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Guideline for newbie (Hướng dẫn tập luyện dành cho người mới)
2. ĐỌC STUDY CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Mechanical Tension vs Mind - muscle connection (Tập nặng hay Tập nhẹ cảm nhận cơ)
Strength phase in Hypertrophy training cycle (Tập tăng cơ thì có cần giai đoạn tập nặng ít rep không)
Dumbbell Fly: Good for Pecs... or good for bicep (Tập bay ngực với tạ đơn: Tốt cho ngực... hay là tốt cho tay trước)
BP is the king for upper, Squat is the king for lower (Đẩy ngực là vua bài tập cho thân trên, gánh tạ là vua bài tập cho thân dưới)
Post-activation performance enhancement (PAPE)
Effects of 4, 8, and 12 Repetition Maximum Resistance Training Protocols on Muscle Volume and Strength
What influence does resistance exercise order have on muscular strength gains and muscle hypertrophy? A systematic review and meta-analysis
3. KÝ SỰ PHÒNG GYM (By blmg)
Ký sự phòng gym vùng cao (Phần 1)
Ký sự phòng gym vùng cao (Phần 2)

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#12

Cái này giải thích ra thì dài dòng, nhưng mình tóm tắt lại sơ lược như sau:
Vụ setup này có 2 giai đoạn chính, 1 là hít hơi vào, 2 là "gồng core".
Giai đoạn 1: hít hoi vào thì dễ rồi, bạn ráng hít (hoặc nuốt) hơi vào càng nhiều càng tốt, hít bằng mũi, miệng hoặc cả hai.
Giai đoạn 2: gồng core là cách nói thông dụng, nhưng về bản chất là để tăng áp suất ổ bụng (IAP - Intra-abdominal Pressure). Để tăng được IAP thì sẽ thực hiện đồng thời ở 2 nơi (1 là tại vòm họng - Valsalva maneuver, 2 là tại vùng xung quanh bụng - "gồng core"). Tới đây thì sẽ xét 2 case, có belt và không belt.
a. Nếu không có belt: lúc này thứ duy nhất giúp bạn ổn định/giữ IAP cao chính là core muscle. Mà như bạn đã biết, để giữ ổn định (tương tự các bài tập iso-hold, isometric) thì muscle phải ở trong trạng thái contract / concentric (từ dân gian là "gồng", "co cơ"). Vì vậy, vụ "hóp cơ bụng" chẳng qua là dịch từ chữ contract/concentric ra thôi (mà dịch kg chuẩn lắm). Bạn cứ hiểu là gồng cơ bụng chặt thiệt chặt vào là được.
b. Nếu có belt: lúc này sẽ có 2 lớp giữ ổn định áp suất, 1 là core muscle, 2 là belt. Lúc này, trước khi gồng cơ bụng, bạn cẩn ép chặt các cơ core vào mặt trong của belt (phình bụng ra), sau khi đã chặt rồi thì gồng cơ core ở vị trí đấy (giống case a. ở trên).
Như vậy, dù có belt hay kg có belt, thì bạn vẫn phải gồng cơ bụng chặt. Nếu kg belt thì bạn giữ được áp suất thấp hơn, có belt thì giữ được áp suất cao hơn (hoặc cơ core được "giảm tải").
Để dễ hình dung hơn, bạn cứ tưởng tượng cơ core như "săm"/"xăm"/"ruột", belt như lốp/vỏ xe. Nếu chạy bằng "săm"/"ruột" không thì bánh chỉ chịu được áp suất thấp (bơm quá là bể), bánh chạy kg vững, nếu dùng đầy đủ cả "săm" và lốp thì bánh bơm được áp suất cao hơn, đi êm hơn.


unknowable qwertz
@unknowable qwertz
#18


bao.se7en
@bao.se7en
#228

các thím cho mình hỏi mấy câu như này:
1. Mình tập tạ coi nó như 1 môn thể thao, nói nôm na là "chơi thể thao". Tức là mình cũng đầu tư tìm hiểu kỹ thuật, lịch tập các kiểu, nhưng được một thời gian stress quá nên cũng ko theo được nữa. Mới đi tập lại được 2 tháng, trước đấy cũng tập được 2 năm nhưng tập linh tinh, bữa đực bữa cái. Giờ mình tập 4 buổi 1 tuần 2 buổi thân trên 1 buổi dl + chân + cardio, 1 buổi squat + chân + cardio, ăn cơm nhà, không kiêng khem gì trừ mỗi rượu bia thuốc lá trước giờ mình không dùng, big 3 thì tập theo kỹ thuật pwl, mỗi buổi tùy theo tập cái gì mà thêm vào các bài accessories, cân nặng thì đứng nguyên ở mức 70kg trước giờ nhưng người thì trông vẫn như cc, mức tạ cũng bị chững ở mức yếu rớt mùng tơi của mấy ông mới tập (bench 80, dl 115, sq thì chưa test 1rm bao giờ). Giờ mình cứ duy trì môn này như 1 môn bt kiểu cầu lông bóng bàn, theo nó đến cuối đời, ăn uống ngủ nghỉ theo kiểu như người bình thường (nhà có gì ăn nấy, trước giờ không đi tập mình cũng chưa bao giờ bị béo quá hay gầy quá, ngủ thì hôm sớm hôm muộn vì nhiều khi bận bịu thì ngủ 10h thế nào được), xác định mục tiêu là tăng mức tạ càng nhiều càng tốt và vẫn giữ nguyên bw thì body nó có đẹp lên không nhỉ :v
2. Tại sao ở hạng cân tầm trung, các vđv cử tạ, pwl thường có body rất đẹp (ví dụ Lu Xiaojun) mà ở các hạng cân cao hơn nhiều thì các vđv thường rất béo, bụng vượt cả mặt, lượng mỡ này có ảnh hưởng gì đến sức mạnh sức bền hay không, hay chỉ dừng lại ở vấn đề hạng cân? Và tại sao có những vđv như Larry Wheels hay Ben Pollack có sức mạnh tương đương strongman lại vẫn giữ được thể hình tương đối lean, hay như huyền thoại Ronnie Coleman là 1 người theo bodybuilding nhưng lại luôn tập cực kỳ nặng. Vậy thì việc tập nhẹ hay tập nặng nó có liên quan gì đến trường phái không nhỉ?
3. Tất cả đều công nhận sự quan trọng của dinh dưỡng dù mục tiêu có là tăng cơ hay giảm mỡ, vậy tại sao có những người hoàn toàn ko quan tâm đến dinh dưỡng lại có 1 thân hình cực kỳ cân đối. Có thể thấy qua rất nhiều người làm nghề lao động nặng nhọc trong xã hội, hay ví dụ như này https://m.genk.vn/chiem-nguong-co-b...uoi-dong-song-chay-xiet-20190203101117329.chn. Tất nhiên là ko thể khẳng định họ ăn ít, nhưng mình ko nghĩ những người kiếm ăn hàng ngày lại ngồi tính macro cho từng bữa.
1. Mình tập tạ coi nó như 1 môn thể thao, nói nôm na là "chơi thể thao". Tức là mình cũng đầu tư tìm hiểu kỹ thuật, lịch tập các kiểu, nhưng được một thời gian stress quá nên cũng ko theo được nữa. Mới đi tập lại được 2 tháng, trước đấy cũng tập được 2 năm nhưng tập linh tinh, bữa đực bữa cái. Giờ mình tập 4 buổi 1 tuần 2 buổi thân trên 1 buổi dl + chân + cardio, 1 buổi squat + chân + cardio, ăn cơm nhà, không kiêng khem gì trừ mỗi rượu bia thuốc lá trước giờ mình không dùng, big 3 thì tập theo kỹ thuật pwl, mỗi buổi tùy theo tập cái gì mà thêm vào các bài accessories, cân nặng thì đứng nguyên ở mức 70kg trước giờ nhưng người thì trông vẫn như cc, mức tạ cũng bị chững ở mức yếu rớt mùng tơi của mấy ông mới tập (bench 80, dl 115, sq thì chưa test 1rm bao giờ). Giờ mình cứ duy trì môn này như 1 môn bt kiểu cầu lông bóng bàn, theo nó đến cuối đời, ăn uống ngủ nghỉ theo kiểu như người bình thường (nhà có gì ăn nấy, trước giờ không đi tập mình cũng chưa bao giờ bị béo quá hay gầy quá, ngủ thì hôm sớm hôm muộn vì nhiều khi bận bịu thì ngủ 10h thế nào được), xác định mục tiêu là tăng mức tạ càng nhiều càng tốt và vẫn giữ nguyên bw thì body nó có đẹp lên không nhỉ :v
2. Tại sao ở hạng cân tầm trung, các vđv cử tạ, pwl thường có body rất đẹp (ví dụ Lu Xiaojun) mà ở các hạng cân cao hơn nhiều thì các vđv thường rất béo, bụng vượt cả mặt, lượng mỡ này có ảnh hưởng gì đến sức mạnh sức bền hay không, hay chỉ dừng lại ở vấn đề hạng cân? Và tại sao có những vđv như Larry Wheels hay Ben Pollack có sức mạnh tương đương strongman lại vẫn giữ được thể hình tương đối lean, hay như huyền thoại Ronnie Coleman là 1 người theo bodybuilding nhưng lại luôn tập cực kỳ nặng. Vậy thì việc tập nhẹ hay tập nặng nó có liên quan gì đến trường phái không nhỉ?
3. Tất cả đều công nhận sự quan trọng của dinh dưỡng dù mục tiêu có là tăng cơ hay giảm mỡ, vậy tại sao có những người hoàn toàn ko quan tâm đến dinh dưỡng lại có 1 thân hình cực kỳ cân đối. Có thể thấy qua rất nhiều người làm nghề lao động nặng nhọc trong xã hội, hay ví dụ như này https://m.genk.vn/chiem-nguong-co-b...uoi-dong-song-chay-xiet-20190203101117329.chn. Tất nhiên là ko thể khẳng định họ ăn ít, nhưng mình ko nghĩ những người kiếm ăn hàng ngày lại ngồi tính macro cho từng bữa.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#229

Lâu lâu mới thấy 1 bạn comment hỏi mấy câu khá là hay ho. Tuy nhiên cũng vì hay ho quá, có nhiều vấn đề thú vị (pwl x bodybuilding, hạng cân, training style...) , nên để tối mình rảnh rỗi ngồi viết ra, chứ giờ đang ở vp không viết được hết ý

Chắc để các bạn khác comment trước vậy.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#236

Comment dài nên mình xin phép xóa bớt cho gọn nhé, bạn nào cần đọc có thể kéo ngược lên trên.
Giờ là phần phản hồi của mình nhé.
1. Hoàn cảnh, lifestyle, mindset, BW của bạn khá là giống với mình, mình chỉ hơn bạn là tập lâu hơn tý (tầm 15 năm ++), rảnh rỗi nên tìm hiểu nhiều hơn 1 tý thôi. Về câu hỏi của bạn, trừ khi bạn sống kiểu YOLO, ăn uống/tập tành bậy bạ, còn không thì gần như chắn chắc (phải đến trên 95%) là body của bạn sẽ đẹp lên. Nếu bạn có ở SG thì bữa nào giao lưu với mấy anh em ở đây cho vui, coi thử xem body của dân tập PWL nghiệp dư có đẹp như bạn hình dung không?
Ah, mà nhắc tới cái đẹp, thì vấn đề còn lại là bạn muốn đẹp lên theo kiểu nào, đẹp kiểu PWL (với đặc trưng là lưng dày, mông to, tay sau bự, eo/hông dày, ngực vừa phải đến hơi lép) hay đẹp kiểu BB (ngực nở, vai tròn, lưng rộng, eo thon, đùi bự).
Mình để 2 cái hình minh họa 2 người (theo mình là khá sáng giá trong 2 trường phái). MÌnh thì thích đẹp kiểu PWL hơn, vì nhìn lượng cơ bắp rất là thực dụng/thực tế, không có bự đến hư cấu như BB.
Thứ nhất là Taylor Atwood, BW tầm 74-76kg (6 lần vô địch liên tiếp giải USAPL - giải PWL của Mỹ, 2 lần vô địch liên tiếp IPF - giải PWL của thế giới)
Thứ hai là Cbum aka Chris Bumstead (vô địch giải Classic Physique - Mr. Olympia 2019)
2. Câu này có rất nhiều vấn đề cần phải giải thích khác nhau nên mình chia làm các phần nhỏ.
a. Tại sao hạng cân thấp đến trung bình lại có body stat đẹp hơn hạng cân nặng đến siêu nặng?
>> Câu trả lời gọn và dễ hiểu nhất là vì, hạng cân thấp đến trung bình quan tâm đến p/p, còn hạng nặng trở lên chỉ quan tâm đến p (performance).
>> Câu trả lời dài dòng:
- Trong các môn thi đấu với tạ và có chia hạng cân, việc thắng thua sẽ căn cứ trên 2 yếu tố, 1 là mức tạ đạt được, Big3 total hoặc S - C&J total (tạm gọi là performance) ông nào to hơn là thắng, 2 là cân nặng (tạm gọi là price), ông nào nhẹ cân hơn (nếu có cùng mức tạ) là thắng hoặc sẽ có ưu thế hơn trong việc tính điểm toàn năng (Wilks points, Reshel points).
- Ở hạng cân thấp đến trung bình, mức độ cạnh tranh là rất cao (do số vdv tham gia đông, tỷ lệ chọi cao), làm cho yếu tố cân nặng là quan trọng (quan tâm đến cả 2 yếu tố như gạch đầu dòng trên). Trừ khi vdv tự tin total to đến mức chấp luôn đối thủ cân nặng, còn đâu là phải giữ cân nặng thấp nhất có thể, để đảm bảo chẳng may 2 người total bằng nhau, thì ông nhẹ cân hơn sẽ thắng (và chiến thuật này được 1 số coach sử dụng). Chính vì điều này, mỗi kí lô mỡ thừa sẽ tốn chỗ của 1kg cơ bắp (trong khi cơ bắp thì sinh ra lực, còn mỡ thì không), vdv gần như bắt buộc phải giữ được nhiều cơ bắp nhất trong điều kiện cân nặng thấp nhất (trong hạng cân), tức là p/p phải càng cao càng tốt. Dẫn đến điều dễ hiểu là body họ nhìn khá lean.
- Ở hạng cân nặng đến trung bình, mức độ cạnh tranh không cao bằng (số vdv tham gia không đông bằng, tỷ lệ chọi trung bình đến thấp), thông thường họ so kè total với record là chính, ít ai cạnh tranh bằng cân nặng, vì vậy vdv cũng kg quan tâm mấy đến body fat, BW hay bụng mỡ, miễn sao total/record to hơn đối thủ là ăn.
b. Larry Wheel hay Ben Pollack là trường hợp tương đối cá biệt (trong phạm vi mà mình biết), ngoài ra trong 2 năm gần đây, 2 người họ ít hoặc kg thi đấu các giải PWL, mà đi thi đấu giải BB, nên họ giữ body lean là điều dễ hiểu. Larry siêu nhân thì không nói, Ben thì trước người cũng bình thường, sau này chắc là có "on cycle" với thi BB nên người mới lean/jacked như vậy. So sánh họ với strongman thì khá là khó, vì strongman họ có quan tâm body stat đâu.
c. Ronnie Coleman tập nặng là vì trước đó ổng là dân PWL hạng nặng, sau này không thi đấu PWL nữa nên mới chuyển sang thi đấu BB, nhưng vẫn giữ thói quen từ hồi tập PWL. Vì vậy, trong BB cũng ít ai tập Squat/Deadlift nặng như ổng. Sẵn nói đến case này, mình gửi bạn clip xem cho vui (mà thật ra, highlight của clip không phải là Ronnie, mà là cụ già DL nhé)
>>> Tóm lại là việc giữ cơ thể lean/jacked hoặc béo phì là do yêu cầu của môn thi đấu (nếu có) và sở thích cá nhân của vdv, chứ không nhất định tập nặng là phải mập còn tập nhẹ là sẽ ốm/lean.
3. Tại sao người lao động tay chân lại có body siêu đẹp.
Theo mình có 2 lý do chính, 1 là workload cực to, cơ bắp phải làm việc nhiều (bạn tập tạ 2 tiếng chưa chắc đã bằng người ta vận động 1 buổi, mà thường người ta làm cả ngày, có khi tăng ca), 2 là lượng calo luôn trong trạng thái calo balance hoặc calo deficit (calo in <= calo out). Dù cho họ không đong đếm macro đi chăng nữa, nhưng trên 90% là nhiều carb và rau, thịt ít hoặc vừa đủ (đủ tiền ăn nhiều thịt đã chẳng phải đi làm lao động tay chân), carb thì sử dụng hết trong công việc, thế nên cơ thể họ lean là điều dễ hiểu.
Nói thêm 1 tý, bản thân mình cũng kh6ng thích việc đong đếm macro, việc đong đếm macro chỉ là phase đầu tiên để bạn xây dựng thói quen (habit) ăn uống lành mạnh, sau khi đã xây được habit, ngon hơn nữa là xây được lifestyle, thì không cần đong đếm macro quá nữa.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#311

Giới hạn 30gr protein mình nhớ là có đọc ở đâu rồi, nhưng kg phải là 30gr/meal mà là 30gr/hour, đại khái là cơ thể hấp thu tối đa 30gr protein trong một giờ, và có 1 điểm đáng lưu ý là, 1 whey serving size (1 scoop) "vô tình", "trùng hợp" cũng cung cấp tầm 26-30gr protein, hấp thu/tiêu hóa hết trong vòng 1 giờ. Nên rất có khả năng, là các supplement brand có "tài trợ" cho những nghiên cứu (study) như vậy.
Cho nên, nếu bạn tập tạ bình thường, ăn uống bình thường, thì đừng quan tâm tính toán chặt chẽ chi cho mệt, cứ tùy tình huống mà xử lý thôi. Vd: tập xong về ăn liền thì cứ ăn uống thịt rau cơm đầy đủ là ok, còn nếu tập xong bận công chuyện đến mức phải 1h-2h sau mới ăn được, thì cứ làm 1 protein shake chống đói là xong.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#528

Chào mọi người, lâu rồi không đóng góp gì được cho thread, lại còn xàm xàm nên bị coạc Qminh mắng, nay lên một bài gió để chia sẻ với anh em.
Một protocol mới (đâu đó phù hợp với strength tranining hơn hết thảy), được gọi là post-activation performance enhancement (PAPE) hay một cách ngắn gọn hơn post-activation potentiation (PAP).
Vậy protocol PAP là gì: họ làm một nghiên cứu như sau:
- Chọn một cơ số người đã có kinh nghiệm luyện tập (1 năm trở lên), tuổi từ 23 đến 28, sức khỏe bình thường, ghé lab 3 lần.
+ Lần 1: Test 1RM cho nguyên đám bên trên
+ Lần 2 sau lần một 72 tiếng: chia làm 2 nhóm: nhóm CON (nhóm tham chiếu), và nhóm PAP (nhóm thực hiện protocol bên trên). Nhóm CON thực hiện 3 sets đến failure bài benchpress với 75% 1RM. Nhóm PAP thì đầu tiên họ cho làm 1 set 3 reps 90% 1RM (tạm gọi là 3RM); sau đó cho nghỉ 10 phút, và thực hiện 3 sets đến failure y như nhóm CON bên trên.
- Người ta thống kê total workload (tạm gọi là số reps đến failure): thì nhóm PAP nhỉnh hơn mấy ông CON 15%. WTF? Sao kỳ lạ vậy hè?
Vậy bài học đạo đức được rút ra là gì:
- Dăm ba cái khái niệm "nguội cơ" rất chi là mơ hồ
- Đâu đó các bạn sẽ thấy cái PAP này tương đồng với protocol Kim Tự Tháp Lùi, Rốp Sets gì gì đó. Nhưng cái khác biệt này là họ cho subjects go rất chi là heavy, 2 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Và cơ chế "bỗng dưng trâu chó" ở đây là "cơ học - mechanical", không phải neural hay CNS gì gì đó. Đừng hỏi mình CNS hay cháy hay hao CNS là gì, mình ko hiểu biết đoạn này.
- Đâu đó các bạn sẽ gặp cách tiếp cận: squat - 2 lần squat, bench - 2 lần bench, DL - 1 lần DL trong giáo án của Sheiko. Thêm một tràng pháo tay cho ông giáo già vĩ đại của làng PWL. Phương pháp của ông luôn đi trước nghiên cứu thực nghiệm nhiều năm
Practical Applications ở đây là gì:
- Protocol PAP khá là thích hợp để nhồi volume (tốt cho cả strength và hai per trô phy gì gì đó). Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu long-termed nên chí ít bạn nên áp dụng nó theo dạng session. Và PAP đâu đó sẽ phù hợp cho bài tập compound hơn là các bài bắp dế, bắp tay. Và set-range ở khoảng 3~5, chứ nhồi 20x10 thì nát bét cái protocol
)
- Đây hứa hẹn sẽ là một nghiên cứu tiền đề cho việc phát triển cách tiếp cận strength approaching trong tương lai, bên cạnh ứng dụng công nghệ velocity approaching mà coạc Qminh đăng trong group.
- Khá nhiều người từng áp dụng một cách ngẫu nhiên PAP, tuy nhiên việc có một giáo áo có lồng ghép PAP thì theo kiến thức của mình hiện tại (lâu lắm rồi chưa update) là chưa có. Ấy cho nên các bạn xem xét protocol này nhé. Điều này nếu các bạn đến với coạc Minh thì chắc chắn sẽ có, coạc ấy rất chi là xí xọn và liên tục theo đuổi cái mới.
P.s: Study được đính kèm theo linh bên dưới. Trân trọng. Chúc anh em có một ngày đầu tuần vui vẻ.
Một protocol mới (đâu đó phù hợp với strength tranining hơn hết thảy), được gọi là post-activation performance enhancement (PAPE) hay một cách ngắn gọn hơn post-activation potentiation (PAP).
Vậy protocol PAP là gì: họ làm một nghiên cứu như sau:
- Chọn một cơ số người đã có kinh nghiệm luyện tập (1 năm trở lên), tuổi từ 23 đến 28, sức khỏe bình thường, ghé lab 3 lần.
+ Lần 1: Test 1RM cho nguyên đám bên trên
+ Lần 2 sau lần một 72 tiếng: chia làm 2 nhóm: nhóm CON (nhóm tham chiếu), và nhóm PAP (nhóm thực hiện protocol bên trên). Nhóm CON thực hiện 3 sets đến failure bài benchpress với 75% 1RM. Nhóm PAP thì đầu tiên họ cho làm 1 set 3 reps 90% 1RM (tạm gọi là 3RM); sau đó cho nghỉ 10 phút, và thực hiện 3 sets đến failure y như nhóm CON bên trên.
- Người ta thống kê total workload (tạm gọi là số reps đến failure): thì nhóm PAP nhỉnh hơn mấy ông CON 15%. WTF? Sao kỳ lạ vậy hè?
Vậy bài học đạo đức được rút ra là gì:
- Dăm ba cái khái niệm "nguội cơ" rất chi là mơ hồ
- Đâu đó các bạn sẽ thấy cái PAP này tương đồng với protocol Kim Tự Tháp Lùi, Rốp Sets gì gì đó. Nhưng cái khác biệt này là họ cho subjects go rất chi là heavy, 2 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Và cơ chế "bỗng dưng trâu chó" ở đây là "cơ học - mechanical", không phải neural hay CNS gì gì đó. Đừng hỏi mình CNS hay cháy hay hao CNS là gì, mình ko hiểu biết đoạn này.
- Đâu đó các bạn sẽ gặp cách tiếp cận: squat - 2 lần squat, bench - 2 lần bench, DL - 1 lần DL trong giáo án của Sheiko. Thêm một tràng pháo tay cho ông giáo già vĩ đại của làng PWL. Phương pháp của ông luôn đi trước nghiên cứu thực nghiệm nhiều năm

Practical Applications ở đây là gì:
- Protocol PAP khá là thích hợp để nhồi volume (tốt cho cả strength và hai per trô phy gì gì đó). Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu long-termed nên chí ít bạn nên áp dụng nó theo dạng session. Và PAP đâu đó sẽ phù hợp cho bài tập compound hơn là các bài bắp dế, bắp tay. Và set-range ở khoảng 3~5, chứ nhồi 20x10 thì nát bét cái protocol

- Đây hứa hẹn sẽ là một nghiên cứu tiền đề cho việc phát triển cách tiếp cận strength approaching trong tương lai, bên cạnh ứng dụng công nghệ velocity approaching mà coạc Qminh đăng trong group.
- Khá nhiều người từng áp dụng một cách ngẫu nhiên PAP, tuy nhiên việc có một giáo áo có lồng ghép PAP thì theo kiến thức của mình hiện tại (lâu lắm rồi chưa update) là chưa có. Ấy cho nên các bạn xem xét protocol này nhé. Điều này nếu các bạn đến với coạc Minh thì chắc chắn sẽ có, coạc ấy rất chi là xí xọn và liên tục theo đuổi cái mới.
P.s: Study được đính kèm theo linh bên dưới. Trân trọng. Chúc anh em có một ngày đầu tuần vui vẻ.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#570

1. DB Shoulder Press có nhiều biến thể, tập đứng (standing), ngồi (seated) có dựa lưng và không có dựa lưng. Độ khó của bài tập giảm dần từ Standing > Seated (không dựa lưng) > Seated (có dựa lưng). Tập đứng khó nhất vì chỉ có 1 điểm trụ (là 2 chân), ngồi không dựa khó nhì vì có 2 điểm trụ (chân và mông), ngồi có dựa lưng dễ nhất vì có 3 điểm trụ (chân, mông và lưng).
2. Việc chọn biến thể nào tùy thuộc vào mục đích của program, vd như tập vai kết hợp core (và khả năng giữ ổn định cơ thể - stability) sẽ chọn cách tập đứng, còn tập vai thuần hypertrophy và muốn giảm áp lưng cho lưng/cơ thể thì sẽ chọn cách tập ngồi có dựa lưng.
3. Chỗ bạn tập không có ghế dựa lưng (hoặc ghế thay đổi độ dốc lưng ghế) thì có thể ngồi trên ghế hoặc bench bình thường, chỉ có khác là khó hơn ngồi trên ghế có dựa lưng thôi.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#685

Câu chuyện có thật số 1: bạn học cùng khóa với mình là Đạt đen (tuyển Futsal Việt Nam, người ghi bàn vào lưới Brazil), các thầy trên tuyển cấm đi đá phủi, đặc biệt là đá sân cỏ nhân tạo.
Câu chuyện có thật số 2: quá nửa số ca đứt/ rách chằng liên quan đến đá banh. Và gần như toàn bộ đến từ sân cỏ nhân tạo.
Sân cỏ nhân tạo là thứ phế vật dưới góc độ chuyên nghiệp, còn bọn kinh doanh nó rắc cái củ lol hạt nhựa gì vào sân nữa, phế vật của phế vật dưới góc độ nghiệp dư.
Please, protect your knees bros

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#735

Okay, vậy mình sẽ trả lời nhiều gió hơn một xíu để tăng tính thuyết phục:
Ở bên giải bóng bầu dục nhà nghề Mẽo (National Football League (NFL)) thì họ đại khái là tổng hợp các ca chấn thương lower nặng (gối, cổ chân) trong nhiều năm: thì nôm na xác suất chấn thương trên mặt sân cỏ nhận tạo (synthetic turf) cao hơn 16% lần so với cỏ tự nhiên (natural turf). Cơ chế thì bạn đọc thêm nghiên cứu hen.
Xin nói rõ là về bản chất bóng bầu dục hay bóng đá đều là thể thao đối kháng, có nhiều điểm tương đồng về di chuyển như bứt tốc, chuyển hướng, tiếp đất. Nên carry over qua lại là hợp lý.
Cỏ thi đấu chuyên dụng nó là thứ cỏ xa xỉ, còn mấy cái cỏ củ lol các thương nhân độn thêm hột cao su thì là thảm họa của thể thao. Mình cay cú lắm, nên vẫn rất hằn học. Có thể do mình kém, nhưng cả tuổi thơ mang chân không đá banh mủ sân bê tông chưa thấy ai bị gì. Giờ hỏi lại đám bạn đá banh từ thời đại học, chắc phải hơn 30% dính cái củ lol sân cỏ nhân tạo.
https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0363546518808499

Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#796

1. Load là intensity x 1Rm của bạn, Intensity là % 1RM. Mình ví dụ intensity 70% thì lấy mức tạ mà bạn có thể tập đc 1 cái đúng kỹ thuật nhân với 70% là ra mức cần tập, thường thì các giáo án sẽ cho tập ở mức 70-90% vì đó là mức an toàn ( 90% còn hiếm)
2. Ko có vấn đề gì cả, vẫn hồi phục tốt, bạn k cần lo lắng quá.
3. McGrill Curl up
4. Hít xà kém thì tập dần theo clip này, bạn này hàng khủng đấy, Vozer tuổi :
1. Lịch tập ở trang 1. Bạn thích tập kiểu sức mạnh thì lấy các giáo án như TSA hoặc Candito, còn kiểu cơ bắp tí thì PHUL và PHAT. Trong trường hợp của bạn mình khuyên nên tập thử PHAT 5 buổi hoặc PHUL 4 buổi, nếu tập TSA thì thêm 2 bài tay trước tay sau vào cuối mỗi buổi ( mỗi tay cần 1 bài là đủ, mỗi bài 3-4x12)
2. Thực đơn thì trang 1 công cụ tính calo đấy, còn ko thì bạn lội về 2-3 page trước mình có comment thực đơn của mình. Bạn có thể follow và điều chỉnh cho phù hợp với bạn, ví dụ bạn chỉ cần ăn tầm 130g protein là đủ rồi, chia ra tầm 4-5 lạng thịt, 2 quả trứng + 1-2 muỗng whey ( nếu có) chia đều trong ngày..
3. Mỡ ở đâu ko quan trọng, giảm toàn thân thì mỡ nó cũng tự giảm, mình ko quyết định đc chỗ giảm.
4. Về kỹ thuật các bài main lift như Conven DL, Sumo DL, Bench, Squat thì đều có ở trang 1, hoặc bạn post clip tập lên đây cho ae quan sát ( nhóm có cả trên fb, post fb có vẻ dễ hơn, thích post ở đây cũng đc). Nên chịu khó post nếu cần thiết và đừng có egolift ( tập ngu nâng nặng ko cần thiết).
5. Follow sát theo giáo án, nó bảo sao làm vậy, ko đủ kn đừng có chế ko dễ ăn cứt ngược. Nó bảo 3 set thì cứ 3 set, đừng có thấy khỏe 4-5 set, nó bảo intensity 70% thì cứ 70% mà làm, nhẹ quá cũng kệ, đừng chơi ngu lên 80% 90% r tan nát. Nhớ khởi động kỹ trước khi vào working set, rảnh thì tập các bài tập tăng độ linh hoạt.
6. Rảnh thì cần gì cứ post hỏi, mn sẽ cố gắng giải đáp. Ko thì bạn cứ tự giác đọc hết các kiến thức ở trang 1, nuốt hết thì bạn nâng cao hiểu biết về sức khỏe kha khá đấy.
7. Ở HN có thể lên phòng swequity, ở đó toàn hàng khủng của khủng, mấy ông rảnh cũng nhiệt tình chỉ ( vụ rảnh thì chỉ mình chém chứ cũng ko biết



8. Đọc bài này để đc thông não và đỡ tập ngu https://www.facebook.com/notes/ultimate-health/training-fuckarounditis-bệnh-tập-ngu/490755094432918/
9. Nếu kém quá ko nuốt đc lượng kiến thức khổng lồ, hoặc có vấn đề gì về cấu trúc cơ thể ko thể tập đc các plan phổ biến thì thuê coạch để có những plan chuyên biệt hơn, ở trong thread này có Coạch @qminh1806 là trùm, kiến thức khủng nhất và có tâm

10. Bạn là người mới tập, nên áp dụng kiến thức dựa trên khoa học 1 chút, đừng có lấy bọn vdv thi đấu làm thần tượng r nó bảo sao nghe thế. Vdv cũng có vdv this vdv that, nhiều thằng tập lâu người to r đi dạy người khác chứ kiến thức nó cũng như card, ở đây mình ko chỉ chung nhé. Nhiều ông vdv người to kiến thức cực khủng,

Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#800

Ngoài lề, đây là bài hướng dẫn DL dưới dạng 1 bài thu hoạch của 1 bạn học ở trường thể thao, kiến thức được diễn giải rất chi tiết rõ ràng, người mới phải đọc ( kể cả mình cũng đọc). Có gì nhờ bác @qminh1806 note lên trang đầu giúp ae, chứ em thấy mấy ông kễnh mới tập mà mở cái trang hướng dẫn DL chi tiết = tiếng anh đầu page chắc chạy hết
https://drive.google.com/file/d/1b8...AatYKPcOvPIDn02MrrQ1zBXukLTknwOYk4ehV-Mr6bkU0

https://drive.google.com/file/d/1b8...AatYKPcOvPIDn02MrrQ1zBXukLTknwOYk4ehV-Mr6bkU0

Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#853

Gymstore, wheystore
- Chưa đủ 5 set thì giảm tạ cho đủ 5 set, OHP là bài khó.
- Vụ sức bền bạn có thể test như này, bạn cầm quả tạ tầm 10kg r tập goblet squat liên tục ko ngừng. Nếu như bạn thở dốc trước khi đùi cảm thấy mỏi thì bạn sức bền kém, nên bổ sung 10-15p slow cardio vào cuối buổi tạ, hoặc chọn 1 buổi để tập slow cardio tầm 45p-1h ( 1 tuần 1 buổi là đủ). Trong trường hợp đùi mỏi ko lên nổi mà ko bị thở dốc thì do ăn ít nó vậy, ăn trước tập nhiều thêm tí nhé.
- Vụ lưng thì chưa biết đánh giá như nào, đau quá thì nghỉ tập, hoặc tập nhẹ, Tập thêm các bài lq dến core như biến thể carry, deadbug, birddog, Mcgrill curl up.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#862

Mình vừa update lên page #1 (phần Training) các nội dung sau:
1. Deadlift - Hướng dẫn bằng tiếng Việt - Thanks to @Dr.Doom
2. Split squat và các biến thể
3. Breathing - Kỹ thuật hít thở
Lâu rồi không update, nay mới thấy forum hình như có điều chỉnh vụ font size thì phải, mấy cái setup font chữ lúc mình tạo thread giờ sai hết cả, size chữ title/subtitle size còn nhỏ hơn cả size chữ content
1. Deadlift - Hướng dẫn bằng tiếng Việt - Thanks to @Dr.Doom
2. Split squat và các biến thể
3. Breathing - Kỹ thuật hít thở
Lâu rồi không update, nay mới thấy forum hình như có điều chỉnh vụ font size thì phải, mấy cái setup font chữ lúc mình tạo thread giờ sai hết cả, size chữ title/subtitle size còn nhỏ hơn cả size chữ content


extreme99c
11/2010
@extreme99c
11/2010
#898

Lâu không tập 1RM nay đú đởn 1 phát ae ạ, 190kg no gear. Hơi ngại nên đặt góc quay sida.

Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#985

thì là tăng cơ giảm mỡ cứ có cái gì đâu, tôi thường đo bằng thước dây chứ ko đo bằng cái cân.
- twist sprain aka đau dây chằng ( ligament), thường gặp ở các bài row neutral grip hoặc curl với thanh đòn ngang. Nếu xoay xoay mà thấy đau thì là nó đấy, có 3 kiểu què: Grade 1 chắc tầm 6-8 tuần, Grade 2 đổ lên thì tính bằng nửa năm đổ lên còn Grade 3 thì hình như mổ
)). Nc bị cái này thì hạn chế row tay úp hoặc ngửa mà nên cầm tay dọc như kiểu bài seated cable row, ngoài ra thì nên tập với máy, tránh cổ tay bị xoay. Muốn tập Barbell curl thì tập với thanh Ez bar hoặc cáp, tạ đơn cầm chéo hoặc dọc. Chống chỉ định Deadlift mix grip. Để giảm đau thì bạn có thể chườm đá 30p cứ 4-6 tiếng, cái này chắc chấn thương grade 1
- Mình bị dính cái này ở tay trái cả năm r, h mới chỉ ổn ổn, tập xoắn là tê tê tí. H lại bị thêm tay phải đang phải nghỉ deadlift và barbell row, dkm đéo hiểu
.
- Bài Barbell curl với thanh bar nằm ngang rủi ro với cổ tay là rất cao với tùy người, ae nên xài tạ đơn hoặc Ez bar nếu có
- Trường hợp của thớt bữa thằng pt dạy tán thủ bên mình có nói, là đấm trượt ko đúng trọng tâm khiến lực dồn về má ngoài làm giãn dây chằng. Lúc tập thì cơ thể tiết ra dopamine nên cơn đau kiểu này sẽ khó thấy, về mới thấy đc, nc nghỉ ngơi và hạn chế các bài khóa cổ tay. Mấy bài lực đè như Bench thì tạm đc

bao.se7en
@bao.se7en
#1026

2 tháng, ko bệnh tật gì, vẫn đi tập bt tự nhiên tụt 2.5kg cơ thì đập mẹ cái máy đi là xong.
Đúng bao nhiêu % thì ko chắc, chứ em thấy nguồn nào uy tín cũng khuyên tránh xa cái máy in-body ra, tham khảo chơi chơi thì được nhưng đừng tin tưởng nó quá, lúc nào cũng chăm chăm mấy con số trên máy. Muốn chính xác nhất, ngoài mấy cái máy chuyên nghiệp của bọn chuyên ở Tây ra thì xài kẹp mỡ, không thì thước dây cũng tạm

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#1079

Mình tổng hợp một số post về meal prep để update lên page #1 nhé.
Q:
A:
Q:
A:

14789
02/2010
@14789
02/2010
#1094

phòng tập kiểu này chiếm 70% phòng gym ở VN đó nha thím. Và mình cũng train từ những phòng như này thậm chí tệ hơn để bước được vào level top class Powerlifting VN đó

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#1113


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#1141


Trong này không tổ chức gài kèo, bắt kèo, gạ kèo... nhé bạn. Nếu có nhu cầu thì bạn lập thread riêng cho tiện trao đổi, chứ để trong này không phù hợp, làm loãng thread nhé.
Cám ơn bạn.

Vampirate
05/2011
@Vampirate
05/2011
#1397


Chân cứng DL thì hông e cao hơn cơ, mà kéo chân cứng xong toàn thấy nhừ cả lower back dù chỉ kéo tầm 80kg


nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#1456

GI mà không cặp nách theo GL thì cũng chẳng nói lên được điều gì.
Cơ mà câu chuyện ở đây có liên quan gì đến GI,GL hay digestion rate gì gì đâu ta?
Ăn xong tập được hay không, nó phù thuộc vào tình trạng bao tử/ thói quen của người đó. Chứ năng lượng bữa ăn trước tập đóng góp được bao nhiêu vào buổi tập của bạn bên trên? Mình nghĩ là chẳng đóng góp được gì. Tập 5h sáng ở state của bạn ấy thì cứ vậy mà ủi.
Một mindset mình thấy rất vô lý: muốn to + muốn tiện + muốn ngon. Whey nó đã đáp ứng tiêu chị tiện lợi, dinh dưỡng ở tầm vũ trụ rồi. Rồi vẫn muốn nó ngon, theo ý mình nữa. Uống whey mà mình có cảm giác "khó khăn" rồi thì thì làm sao tiến xa được trong tập tành. Mình biết comment này sẽ gây khó chịu cho một số bạn, và gây tranh cãi. Tuy nhiên ai chửi mình nghe, chứ mình không phản bác. À quên, ăn/uống hay uống whey thì cứ xoay quanh buổi tập mà ủi, hoặc thích lúc nào uống lúc đó cũng chẳng sao. Suy nghĩ chi cho sâu xa, chẳng thay đổi được % nào đâu.
Cơ mà câu chuyện ở đây có liên quan gì đến GI,GL hay digestion rate gì gì đâu ta?
Ăn xong tập được hay không, nó phù thuộc vào tình trạng bao tử/ thói quen của người đó. Chứ năng lượng bữa ăn trước tập đóng góp được bao nhiêu vào buổi tập của bạn bên trên? Mình nghĩ là chẳng đóng góp được gì. Tập 5h sáng ở state của bạn ấy thì cứ vậy mà ủi.
Một mindset mình thấy rất vô lý: muốn to + muốn tiện + muốn ngon. Whey nó đã đáp ứng tiêu chị tiện lợi, dinh dưỡng ở tầm vũ trụ rồi. Rồi vẫn muốn nó ngon, theo ý mình nữa. Uống whey mà mình có cảm giác "khó khăn" rồi thì thì làm sao tiến xa được trong tập tành. Mình biết comment này sẽ gây khó chịu cho một số bạn, và gây tranh cãi. Tuy nhiên ai chửi mình nghe, chứ mình không phản bác. À quên, ăn/uống hay uống whey thì cứ xoay quanh buổi tập mà ủi, hoặc thích lúc nào uống lúc đó cũng chẳng sao. Suy nghĩ chi cho sâu xa, chẳng thay đổi được % nào đâu.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#1477

Con số 680kgs hay 907 kgs chẳng nói gì về "khả năng chịu lực" của cây bar. Và trên đời này cũng chẳng ai nâng được con số ấy nên bạn không cần quan tâm đến con số 1500lbs hay 2000 lbs. Đó là con số vô nghĩa.
Con số thứ 2 là con số nói về Module đàn hồi (Modulus of elasticity) của vật liệu thép làm nên cây bar, ví dụ 190,000 psi hay 200,000psi. Đây là đặc trưng vật liệu, đâu đó cũng quan trọng vì nó liên quan đến độ cong (whip) khi lifting. Nhưng thay vì quan tâm đến con số này, hãy quan tâm đến nhà sản xuất họ làm ra cây bar đó cho mục đích gì. Bar cứng là bar cứng, bar deadlift là bar deadlift. Không có cái dốt nào bằng việc lấy cây deadlift bar đi squat với bench cả.
Bar bủng nó đắt về vật liệu thép làm ra cây bar đó, này thuộc về phạm trù công nghệ gia công/ khoa học vật liệu. Bạn không quan tâm cũng được. Nhưng thép, ứng xử nguy hiểm nhất của nó là từ biến, một thuật ngữ dễ chịu hơn nghĩa là nó sẽ bị mỏi theo thời gian. Mấy cây bar bèo ứng xử này rất dễ xảy ra, và xảy ra trong thời gian ngắn sau khi sử dụng. Để hiểu đơn giản nhất về ứng xử từ biến của thép: lấy một cọng kẽm, bẻ một lần nó sẽ không sao, nhưng bẻ qua - bẻ lại - bẻ qua- bẻ lại- .... nó sẽ gãy.
Ngoài ra, nước mạ cũng là thứ quyết định giá tiền.
Ngoài ra nữa, công nghệ cán nguội mấy cái gai cũng quan trọng. Gai sắc, gai nhọn, chất lượng gai,... ảnh hưởng ghê gớm đến thành tích của mấy ông lift 400,500 kgs.
Ngoài ra thứ n lần, đắt tiền nhất ở cây bar nó nằm ở cơ chế xoay giữa thân bar và 2 đầu gắn tạ. Bao nhiêu công nghệ nó nhồi nhét vào đó cả.
Tạm thời là vậy, nói rất dài dòng. Mình đã chém tưng bừng chủ đề này rồi. Không muốn chém lại, nhưng mua bar quên mấy con số đi. Nó chẳng nói lên được điều gì. Giống như đi mua PKL chỉ quan tâm phân khối, hay CPU chỉ quan tâm xung 3,4,5 ghi,.... Kiểu kiệu vậy.
Chúc bạn mua được thanh đòn ưng ý. Chân Văn Ái :sexy:

14789
02/2010
@14789
02/2010
#1512

Chức năng giải phẫu của cơ ngực là giữ xương cánh tay( Humerus ) ở khoảng gần lồng ngực đó bạn nên nó đóng vai trò là 1 cơ chủ vận cân bằng cho bài đẩy ngực chứ không tham gia trực tiếp đẩy thanh đòn lên. Nên muốn bench lên tầm 160-175kg như mình là focus tập vào tay sau nhiều hơn ngực nhé.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#1533

Góp vui với mọi người một clip benz xàm xàm chiều mưa


14789
02/2010
@14789
02/2010
#1549

Cái này ko trách được thím, mình nhớ khoảng 5 năm trước mình mới biết tập tạ, ra phòng cỏ chỉ bench và tập cuộn tay trước, 2 đứa bạn đi chung tập y chang nhưng ngực mình dày lên rất kinh khủng 4 tháng thôi mà ngực 85 -> 98 99 cộm lên chật hết cả áo mà trong khi đó 2 thằng bạn nó vẫn chưa có gì. Sau này mới biết tới cái gọi là " tố chất " và " hệ gen " của từng người:
- Như gia đình mình 3 đời làm nông, bố lao động nặng và trội ngực nên riêng phần ngực của mình phát triển cực trội và lên nhanh nhất
- Các chỉ số nội sinh cũng ảnh hưởng, vd 1 người Testosterone có 240ng/dl, Estrogen tận 6x-8x kèm Prolactin tận 190 thì KHÔNG BAO GIỜ có thể có khuôn ngực dày cũng như 1 cơ thể lean bodyfat dưới 22% trừ khi can thiệp cải thiện các chỉ số nội sinh
Theo kinh nghiệm của mình và nó phù hợp cho riêng mình thôi nhé thím có thể thử :
- Mình train tay sau tăng Hypertrophy với bài DIP và Triceps pushdown với thời gian chịu áp lực lớn, mức tạ là 15RM sau đó bỏ 2 reps
- Train tay sau ở dạng Strength với Boardpress ở rep range 3-5 với % với mức tạ là 100-110% ( hãy đảm bảo grip và cổ tay ở vị trí mạnh nhất ). Hoặc là Train Benchpress với Slingshot ở mức tạ ( 95-100% ) với reps range 3-6.
- Tại sao phải từ 3 reps trở lên vì dưới 3 reps thì chỉ có CNS nó bị ép làm việc trong khi đó trạng thái Hypertrophy ( Sarcoplasm lẫn Myofibriliar ) đều không được xuất hiện => CNS có tăng nhưng MASS ko tăng theo phù hợp với CNS được
Cái này chỉ với tay sau thôi nhé. Tổng cả bài benchpress nó còn Ngực, Deltoid, Forearms và Lưng nữa. mức bench 1x - 1.85x bodyweight thì tập trung vào ngực và tay sau là đủ, lên mức 1.9x trở lên hoặc road to 200 bench như mình thì đang phải tập trung nhiều hơn vào Deltoid và toàn bộ cơ lưng và kỹ thuật Arch, nên ở mỗi giai đoạn thì mối quan tâm nó sẽ khác nhé thím

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#1692

Gồng core chỉ có một loại gồng, nhưng khác với DL và Squat thì Ribs down. Benhpress bạn mở ngực/ vươn ngực để đón lấy thanh đòn.
Hít hơi vào ngực là sao mình cũng không hiểu, chắc bác ấy nói vậy cho bạn dễ hiểu. Bây giờ bạn ngồi đọc comment này, gồng core và thực hiện ribs down, sau đó vươn ngực lên (không ribs down nữa) là hiểu sự khác nhau của 2 kiểu.
P.s: arch thì arch upper back, chứ đừng xem trên mạng rán ẻn ẻn cho arch cái lower back, lợi bất cập hại. Đó là kinh nghiệm của mình. Thường thì mình không thích quá đi sâu vào kỹ thuật

Chân Văn Ái.

Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#1895

ngoài ra thì quan điểm của mình là người mới nên chú trọng movement hơn các bài phát triển cơ thuần tuý. Nên bạn có thể thay 1 số bài như sau:
- pec deck thay bằng BB bench press ( bench 1 buổi 1 tuần là quá ít để tập kỹ thuật)
- Giáo án thiếu chuyển động lunge, trong khi ta đã có bài leg press => thay leg extension bằng DB walking lunge. Chuyển động lunge là 1 chuyển động giúp kích hoạt hip, hip bị cứng cũng là 1 nguyên nhân gây đau lưng
- Front rise thay bằng Face pull ( đẩy bench là đủ cho vai trước bây h rồi)
- Vì sao mình giữ bài isolation leg curl mà ko đổi bài khác, vì thực tế là trong các hoạt động hàng ngày thì mn phần lớn sử dụng cơ mặt trước, những nhóm cơ như đùi sau sử dụng rất ít nên thường nhóm đùi sau có xu hướng yếu hơn => nên cải thiện bằng 1 bài íolation. Trong đầu mình có nghĩ tới hyperextension nhưng sợ thớt ko biết tập r đau lưng
))
- Các bài row bạn hãy pause 1s ở điểm retract scapula

lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#1910

có full cả khoá bayasian 2018 (gồm cả videos). Đợi em thi xong môn đầu tốt thì em share link luôn, Các bác chúc e thi tốt đi

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#2027

Định không theo dòng, tuy nhiên thấy mấy bạn lăn tăn quá, mình cũng góp chút ý kiến:
- Định luật bảo toàn cơ bắp: cơ bắp không tự sinh ra, cũng không tự mất đi. Nó chỉ chuyển từ thằng dốt, sang thằng ít dốt hơn.
- Mình không bao giờ có ý nói ai dốt.
- Dị hóa cơ bắp, mất cơ là một khái niệm hết sức mơ hồ, tào lao. Vì cơ bản, bạn có cơ đâu mà mất.
- Tìm hiểu bản chất vấn đề, rất rất là tốt luôn. Tuy nhiên cần phải well -organized thì thông tin mới có giá trị được.
Cardio cường độ cao đâu đó có những bất lợi nhất định trong việc build cơ, tuy nhiên nó có khoảng hơn 1 tỷ lợi ích về lâu dài. Mà cơ bắp bạn có to như Hulk cũng ko mang lại được. Cardio vì sức khỏe - that's all. Tương tự như: trái cây toàn đường, không tốt??? WTF - mindset của mấy bạn mới chiếu mới mua - chưa từng trải

Bài học đạo đức, mà mình vẫn đang áp dụng: tập tạ vì cơ bắp, cardio vì sức khỏe. Đó là 2 việc không liên quan gì nhau. Bạn còn trẻ, còn sức để thực hiện được cả hai = perfect. Còn cardio với mindset giảm mỡ thì nên quên ngay, ko có chuyện đó nhé.
P.s: mình có sao nói vậy, nếu cảm thấy khó nghe cứ chửi, mình không phản kháng


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2042

Wenbie chắc phải kéo 2 lít đổ lên chứ kéo nhiêu đây chắc chỉ để khởi động thôi mà

Mà lần sau Wenbie có kéo nữa thì cần fix lại 1 tý, hiện tại là đang bị sụp nhẹ gối vào trong kìa (knee caving), nguyên nhân là 2 tay nắm hẹp quá làm cho đầu gối không còn chỗ trống để mở ra 2 bên.
Cách fix: 1 là đứng 2 bàn chân hẹp lại, 2 là nắm tay rộng ra tý, sao cho 2 đầu gối phải mở ra được 2 bên ấy.
Hình minh họa như bên dưới nhé:

Qwerty.Qaz
@Qwerty.Qaz
#2086

Cut mãi k xuống các mẹ ơi 


Qwerty.Qaz
@Qwerty.Qaz
#2109

khứa đó hỏi không biiest trl sao luôn


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2137

Các bạn comment nội dung thì đúng rùi, mình chỉ chỉnh lại 1 tí, là "tập BP" nên được hiểu là "tập đẩy ngực" hoặc "tập kỹ thuật đẩy ngực". "Tập cơ ngực" và "Tập đẩy ngực:=" là 2 vấn đề tương đối khác nhau, nên viết cụ thể ra không lại đi sai vấn đề, trong thread này thì tranh luận về 2 món đó chắc cũng gần chục lần rùi.
Theo mình, bạn @MinhNK nên hoàn thiện kỹ thuật đẩy ngực trước, khi nền tảng đã vững thì sau đó tập các bài phát triển cơ ngực vẫn chưa muộn. Các bài tập để phát triển cơ ngực là các bài tập với tạ đơn (Dumbbell), cáp (Cable), máy (Machine) hoặc với thanh đòn (nhưng với các biến thể khác của bài Bench press, aka Flat Barbell Bench press)

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2166

Nó có nhiều cách, quan trọng là bạn đang muốn tập vì mục đích gi:
1. Tập với 2 cục Dumbbell ở tay: tập được thêm sức nắm (grip), cơ trap và cơ core
2. Tập với 1 cục Dumbbell ở tay (cùng bên hoặc khác bên chân tập): tập được thêm sức nắm (grip), cơ trap và cơ core (nhất là Anti-Lateral Flexion, gần giống với bài cầm tạ 1 tay và gập bụng sang 1 bên).
3. Tập vời thanh đòn ngắn (gắn tạ cố định hoặc tạ rời): tiện lợi, dễ di chuyển, đỡ vướng, đỡ mỏi tay (so với tập bằng DB).
4. Tập với thanh đòn dài: tập được nhiều vào core, đỡ mỏi tay (so với tập bằng DB).
Chốt lại, nếu bạn muốn đạt được nhiều mục đích trong 1 bài thì nên tập với DB, còn muốn dồn sức tập chân thì nên tập với thanh đòn ngắn.

lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#2247

2 sách jeff nippard (full body, và upper lower): dành cho người tập trung cấp trở lên
russel orhii Powerbuilding Vol 1
giáo án của Wenning Strength (lão này trùm sức mạnh rồi)
WENNING LINEAR PROGRESSION ROUTINE
WENNING LINEAR PROGRESSION ROUTINE
THE BEGINNER WORKOUT GUIDE
Vampirate
05/2011
@Vampirate
05/2011
#2301

người lỏng như sợi bún nên thím thấy kì chứ sao.
- chưa kéo hết slack
- chưa kích hoạt xô
- cổ nhìn sai hướng
- lưng võng, k khóa mông
P/s: đề nghị bỏ thêm đôi găng đi, k chấp nhận dc


nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#2355

Gửi bác, cái này mình viết nhiều năm trước rồi. Nhưng hy vọng vẫn còn có giá trị tham khảo, cũng những như những hướng tìm hiểu sâu hơn. Chân Văn Cảm Xúc

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2441

Người bình thường nào (và có ý định tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe) cũng nên tập bài Barbell Bent over row (hoặc ít nhất là Dumbbell Bent over row) hết bạn ah, trừ người bị khuyết tật, người bị chấn thương (và đang trong quá trình hồi phục), người "tập thế về già đau lưng" và người "tập nhiều sợ to".

bboy_tuman
07/2011
@bboy_tuman
07/2011
#2574

E tập ở nhà đây các bác







Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#2625

tuần 2 buổi, đang rèn lại kỹ thuật, h đang tập paused bench hết , cũng tại hồi xưa bench tập volume tào lao để nhằm độ dzú cho to.

P/s: Ở 1 diễn biến khác thì squat high bar đã lên 151kg atg test trong tình trạng thiếu ngủ và pre meal ăn k đủ, cắt bớt ROM và ngủ đủ ăn đủ thì 155kg easy



qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2723

Vàng quan điểm
Gửi bạn underking,
Sau khi lội hết post từ lúc bạn post clip đến giờ, mình định comment 1 câu ngắn gọn để chốt vấn đề:
"Ở đây tụi mình không tập như thế bạn ạ"
Nhưng nghĩ lại, mình đoán là bạn sẽ không "tâm phục khẩu phục", nên với vai trò là Editor-in-chief của thread, mình mạn phép viết dài dòng 1 chút như sau:
1. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc cáp kèo/so kèo/bắt độ, chỉ (cực kỳ) ủng hộ việc "khoe" thành tích của bản thân so với chính mình trước đó.
Lý do:
a. Việc so đọ mức tạ/kỹ thuật giữa hai người khác nhau về trình độ, kinh nghiệm tập luyện, chỉ số cơ thể, thời điểm... là hoàn toàn vô nghĩa. Việc này chỉ có ý nghĩa, một cách tương đối, là tại các cuộc thi đấu chính thức (official meets), kèm theo rulebook dài cả chục trang, để đảm bảo việc so sánh sức mạnh giữa 2 (hoặc nhiều người) là tương đối công bằng và thỏa đáng.
b. Việc hứng lên là cáp kèo test 1RM có khả năng cao dẫn đến những tai nạn/chấn thương không đáng có, cũng như dẫn đến việc phá program (giáo án) một cách không cần thiết. Nếu bạn có tìm hiểu qua, biết được việc chuẩn bị cho 1RM test/attempt cần phải làm những gì, biết được tại sao một program cần phân kỳ tập luyện (periodization), biết về "điểm rơi phong độ", thì hẳn là bạn sẽ không thích việc cáp kèo hoặc bị cáp kèo một cách ngẫu hứng nữa.
2. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc tập nặng (và khoe thành tích) với những bài tập với máy, chỉ (cực kỳ) ủng hộ việc "khoe" thành tích bằng các bài tập tiêu chuẩn.
Lý do:
a. Máy móc (cable, machine) được thiết kế dựa trên chỉ số cơ thể của một con người "hình mẫu" của nhà thiết kế/nhà sản xuất, vd như 1 người 1m8 chẳng hạn, thì người 1m6 hoặc 2m vào tập máy đó chắc chắn sẽ gặp vấn đề với chính bản thân họ. Đó là chưa kể đến thiết kế của mỗi máy khác nhau, phòng này có, phòng kia không... (ngay cả trong hệ thống California luôn nhé). Dẫn đến việc khoe thành tích tập với máy rất khó so sánh giữa 2 người tập.
b. Tập với máy sẽ an toàn hơn, điều này chỉ đúng khi bạn tập vừa phải, kiểu volume, hypertrophy này nọ. Tuy nhiên, nếu dùng máy để khoe thành tích, để vượt giới hạn, để so đọ, thì máy móc sẽ tạo ra chấn thương nặng nề hơn so với free weights nhiều, nhất là các máy để tập Push movement. Bạn có thể lên youtube, xem clip chấn thương bởi squat và bởi leg press machine, sẽ hiểu mình nói gì.
3. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc tập nặng (và khoe thành tích) với phạm vi chuyển động (ROM) không tiêu chuẩn (Partial ROM).
Lý do:
a. Tập nặng không đủ ROM (Partial ROM) chỉ được dùng trong một số trường hợp cụ thể, dưới sự hướng dẫn của coach/PT có kinh nghiệm, và bài tập đó được thiết kế tập như vậy để xử lý một vấn đề cụ thể của bản thân. Như vậy, partial ROM được dùng để xử lý vấn đề, không phải để chứng minh bạn khỏe.
b. Sở dĩ bạn nhận nhiều gạch như vậy, vì ROM trong clip bạn gửi, chỉ được bằng 10-15% ROM tiêu chuẩn, tức là còn tệ hơn cả Partial ROM mà mình đề cập ở trên. Partial ROM ít nhất cũng phải 30-40% ROM tiêu chuẩn, nhiều thì 70-80%, 50% thì gọi half ROM. Bạn nói là 40-45kg tập chuẩn, 50kg mới kg chuẩn, mình không tin rằng tạ nhích lên có 5kg (tầm 10%) mà ROM lại mất đi hơn 90% như vậy, dẫn đến định nghĩa tập chuẩn của bạn có vấn đề.
Chốt lại, hy vọng là sau lần này, bạn có thể rút được một số kinh nghiệm nào đó cho bản thân, ít nhất là giảm thiểu được nguy cơ chấn thương của bạn thân, tập luyện đúng cách hơn, có mục tiêu hợp lý hơn.
Gửi các bạn trong thread, mình rất cảm ơn các bạn đã nhiệt tình reply bạn ấy, và câu chuyện vẫn còn trong tầm kiểm soát, chưa đi quá xa. Các bạn vui lòng dừng vấn đề ở đây nhé, để bạn ấy rút kn lần sau.

Sau khi lội hết post từ lúc bạn post clip đến giờ, mình định comment 1 câu ngắn gọn để chốt vấn đề:
"Ở đây tụi mình không tập như thế bạn ạ"
Nhưng nghĩ lại, mình đoán là bạn sẽ không "tâm phục khẩu phục", nên với vai trò là Editor-in-chief của thread, mình mạn phép viết dài dòng 1 chút như sau:
1. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc cáp kèo/so kèo/bắt độ, chỉ (cực kỳ) ủng hộ việc "khoe" thành tích của bản thân so với chính mình trước đó.
Lý do:
a. Việc so đọ mức tạ/kỹ thuật giữa hai người khác nhau về trình độ, kinh nghiệm tập luyện, chỉ số cơ thể, thời điểm... là hoàn toàn vô nghĩa. Việc này chỉ có ý nghĩa, một cách tương đối, là tại các cuộc thi đấu chính thức (official meets), kèm theo rulebook dài cả chục trang, để đảm bảo việc so sánh sức mạnh giữa 2 (hoặc nhiều người) là tương đối công bằng và thỏa đáng.
b. Việc hứng lên là cáp kèo test 1RM có khả năng cao dẫn đến những tai nạn/chấn thương không đáng có, cũng như dẫn đến việc phá program (giáo án) một cách không cần thiết. Nếu bạn có tìm hiểu qua, biết được việc chuẩn bị cho 1RM test/attempt cần phải làm những gì, biết được tại sao một program cần phân kỳ tập luyện (periodization), biết về "điểm rơi phong độ", thì hẳn là bạn sẽ không thích việc cáp kèo hoặc bị cáp kèo một cách ngẫu hứng nữa.
2. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc tập nặng (và khoe thành tích) với những bài tập với máy, chỉ (cực kỳ) ủng hộ việc "khoe" thành tích bằng các bài tập tiêu chuẩn.
Lý do:
a. Máy móc (cable, machine) được thiết kế dựa trên chỉ số cơ thể của một con người "hình mẫu" của nhà thiết kế/nhà sản xuất, vd như 1 người 1m8 chẳng hạn, thì người 1m6 hoặc 2m vào tập máy đó chắc chắn sẽ gặp vấn đề với chính bản thân họ. Đó là chưa kể đến thiết kế của mỗi máy khác nhau, phòng này có, phòng kia không... (ngay cả trong hệ thống California luôn nhé). Dẫn đến việc khoe thành tích tập với máy rất khó so sánh giữa 2 người tập.
b. Tập với máy sẽ an toàn hơn, điều này chỉ đúng khi bạn tập vừa phải, kiểu volume, hypertrophy này nọ. Tuy nhiên, nếu dùng máy để khoe thành tích, để vượt giới hạn, để so đọ, thì máy móc sẽ tạo ra chấn thương nặng nề hơn so với free weights nhiều, nhất là các máy để tập Push movement. Bạn có thể lên youtube, xem clip chấn thương bởi squat và bởi leg press machine, sẽ hiểu mình nói gì.
3. Trong thread này mình (và các bạn khác) không ủng hộ việc tập nặng (và khoe thành tích) với phạm vi chuyển động (ROM) không tiêu chuẩn (Partial ROM).
Lý do:
a. Tập nặng không đủ ROM (Partial ROM) chỉ được dùng trong một số trường hợp cụ thể, dưới sự hướng dẫn của coach/PT có kinh nghiệm, và bài tập đó được thiết kế tập như vậy để xử lý một vấn đề cụ thể của bản thân. Như vậy, partial ROM được dùng để xử lý vấn đề, không phải để chứng minh bạn khỏe.
b. Sở dĩ bạn nhận nhiều gạch như vậy, vì ROM trong clip bạn gửi, chỉ được bằng 10-15% ROM tiêu chuẩn, tức là còn tệ hơn cả Partial ROM mà mình đề cập ở trên. Partial ROM ít nhất cũng phải 30-40% ROM tiêu chuẩn, nhiều thì 70-80%, 50% thì gọi half ROM. Bạn nói là 40-45kg tập chuẩn, 50kg mới kg chuẩn, mình không tin rằng tạ nhích lên có 5kg (tầm 10%) mà ROM lại mất đi hơn 90% như vậy, dẫn đến định nghĩa tập chuẩn của bạn có vấn đề.
Chốt lại, hy vọng là sau lần này, bạn có thể rút được một số kinh nghiệm nào đó cho bản thân, ít nhất là giảm thiểu được nguy cơ chấn thương của bạn thân, tập luyện đúng cách hơn, có mục tiêu hợp lý hơn.
Gửi các bạn trong thread, mình rất cảm ơn các bạn đã nhiệt tình reply bạn ấy, và câu chuyện vẫn còn trong tầm kiểm soát, chưa đi quá xa. Các bạn vui lòng dừng vấn đề ở đây nhé, để bạn ấy rút kn lần sau.


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#2801

Trên group mình mới share bài mới về Stability và Mobility, các bạn vào xem nhé 


Dr.Doom
02/2012
@Dr.Doom
02/2012
#2813

Chịu khó tập core và mông, đùi sau đi bạn. 3 nhóm cơ này luôn gắn liền với nhau và ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định ( stability) của xương chậu.
- Mông có thể bắt đầu từ các bài dễ như Glute bridge, Frog pump => Hip thrust. Ngoài ra bổ sung các bài về cơ mông nhỡ và bé như Clam shell, Monster walk.
- Đùi sau thì tập Leg curl và RDL, DL tạm thời nên bỏ.
- Core thì Deadbug, RKC Plank và side plank ( nhớ siết mông khi tập, tuy nhiên đừng siết mạnh đến mức xoay cả xương chậu), hollow rock.
- Hiện tại tập các biến thể squat và DL bằng 1 chân sẽ tốt hơn như single leg elevated squat, single leg deadlift
- Stretch: giãn và làm mềm đùi sau ( foam roller, massage ball), đùi trước ( bạn gg Rectus femoris stretch nhé, chọn bài nào đơn giản vừa đủ là đc), lunges stretch ( hip flexor)
p/s: mấy bài với tạ như single... hay RDL , leg curl thì follow theo giáo án. Còn các bài tập stretch và core, mông ( Glute bridge, hip thrust bodyweight) thì bro có thể tập hàng ngày đc, chắc tầm 10p là xong, tầm 2-3 set mỗi bài là ok.
Vừa lướt qua xong, mất dạy thật. Sáng ra mình còn thấy 1 bài trên group Gym bóc phốt cali tiếp, đi làm chưa kịp đọc. Phốt chồng phốt, chỉ lòe mấy người lần đầu tập là nhanh

Cho kiểu chuyên nghiệp với khách ko biết đâu mà lần. Tên có trong hợp đồng còn nick name ai biết đấy là đâu, phốt quá ta đổi Hulk thành Captain


lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#2950

test giáo án mới Jeff Nippard nào các thím.

bao.se7en
@bao.se7en
#2980

cái này em ngại tìm hiểu nên cứ tập y nguyên như nó cho lành bác ạ...
nếu bác muốn cá nhân hóa lịch tập này thì em nghĩ bác nên tham khảo 2 bài này:
1. bài review chi tiết của Coach Andrius, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu cũng như nguyên lý xây dựng nên program 5/3/1 nsun này: https://medium.com/@coach.andrius/nsuns-4-days-lp-a-powerlifting-program-review-1e09c178576d
2. tham khảo thêm series xây dựng lịch tập sức mạnh https://vietsportscience.com/2018/03/06/thiet-lap-chuong-trinh-tap-luyen-suc-manh-phan-1/. Trong này có khá đầy đủ về cách lên lịch tập, từ cách chia buổi tập, volume, cách chọn bài tập,... 1 cách cơ bản để tham khảo

lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#3011

Đã úp cho các thím. Link trên mô tả nhóm
đừng ai đánh bản quyền nữa, bay acc mình
(((


14789
02/2010
@14789
02/2010
#3101

Cơ chế sử dụng năng lượng và loại kiểu cơ bắp khác nhau
Tập nặng dùng Pathway ATP-CP và Anaerobic Glycolysis còn chạy bền dùng phần còn lại của Anaerobic sau đó tiếp tục dùng Pathway cuối là Aerobic Glycolysis đại loại là nó giúp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng mạnh nhất cho thời gian ngắn ( Như kiểu Nitro N2O trong game đua xe ấy ), năng lượng mạnh nhưng trong thời gian ngắn hạn
Còn chạy bền thì như xăng thường cho xe yêu cầu phải dùng hiệu quả để được lâu nhất và đi đai nhất có thể.
Còn loại cơ bắp thì bác cứ hiểu là có các loại cơ cho sức bền và sức mạnh riêng rẽ. Như kiểu xe off road thiết kế ngoài và động cơ kiểu off road, hypercar thì phải động cơ và thiết kế của Hypercar để tối ưu speed

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#3176

Hinge dịch sang tiếng việt là "cái bản lề'', chuyển động của cái bản lề là xoay quanh một trục cố định, y như cánh cửa nhà mình (cửa phòng đơn/ 1 cánh): lúc này thân trên là cánh cửa, khớp hông là cái bản lề. Bạn cắt bỏ phần từ đùi trở xuống để khỏi phải rối nhé.
Lực để bạn mở cánh cửa, chính là lực bạn cầm lên cái tay nắm để kéo/ đẩy. Lực này có hướng/ và luôn phải vuông góc với mặt phẳng cánh cửa. Và khoảng cách từ bản lề đến tay nắm, gọi là cánh tay đòn. (Lực bạn kéo/ đẩy) x (cánh tay đòn) = moment làm xoay cánh cửa.
Nếu bạn cầm tay nắm để đóng/ mở cửa, chuyển động của cánh cửa sẽ rất nhẹ. Tuy nhiên bạn hình dung, cái tay nắm này nằm gần sát bản lề, để đóng/ mở cửa nó sẽ rất nặng => giải thích tại sao người ta luôn cố gắng giảm cánh tay đòn lại, đơn giản chỉ để giảm áp lực lên trục xoay. Hay an toàn cho lưng dưới của bạn.
Liên hệ qua chuyển động: giờ bạn lock cứng ngắc gối và mông, rồi chuyển động gập hông. Đương nhiên , các sợi cơ nó kéo gập cái lưng dưới của bạn lại, vì cơ nó là một chuỗi. Ấy cho nên phải giãn cơ đùi sau ra, khụy gối một xíu, đưa mông về sau. Để cái lưng của bạn nó xoay quanh khớp hông. Đấy là chuyển động.
Từ các thứ xàm xàm bên trên, bạn mở rộng là đa/ liên khớp. Sẽ có full chuyển động.
Chân Văn Ái.

Qwerty.Qaz
@Qwerty.Qaz
#3535

Mức 1rm của 6 tháng trước đã trở thành mức 3RM hiện tại 


[V.l.V]
@[V.l.V]
#3615

sắp tới mình dự tính sẽ làm một phòng tập dạng semi private training cao cấp. Không dám nói là cao cấp nhất SG nhưng trang thiết bị thì mình tự tin chưa có phòng nào sánh bằng.
Cụ thể hãng máy tập sẽ là Watson Gym Equipment, hãng này nhà máy tại Anh Quốc, cung cấp tạ và máy cho Brian Shaw, Eddie Hall, etc... Dàn barbells và plates sẽ là Eleiko và dc International Weightlifiting Federation chứng nhận, các bạn coi các kì thi Olympic cũng sẽ thấy Eleiko.
Âm thanh Bang & Olufsen... Nói chung tất những gì khách hàng chạm vào, ngửi thấy, nhìn thấy đều sẽ được đưa lên một level mới.
Training sẽ tập trung và compound lifting hơn là phần máy móc, ví dụ cụ thể như city gym/cali thường chỉ để 1 đến 2 squat racks cho diện tích hơn 500m2 của họ và phần còn lại là rất nhiều máy móc cả cardio lẫn máy tạ. Mình thì ngược lại, phần lớn diện tích sẽ là squat racks/deadlift platforms. Bật mí thế thôi mình vẫn đang còn rất nhiều thứ để chuẩn bị


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#3783

Chúc mọi người năm mới vui vẻ, PR nhiều nhiều, chấn thương in ít, kỹ thuật xịn xò và volume "tăng không gì cản nổi" nhé

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#3866

Vàng quan điểm
Hello mọi người, lại là mình - thanh niên Chân Văn Ái với sở thích em yêu khoa học - tập đọc tơ-đi, tình hình là có đọc được một study có tính thời sự rất cao mà không có thời gian chia sẻ, trong không khí cả nước đón chờ đại hội XIII, mình thì lại đang chờ con thức để hâm sữa, cho nên viết vài dòng chia sẻ với anh em xem qua cho đỡ nguội thread nhé.
Nghiên cứu này tập trung vào một chủ đề không hề mới, mình cũng đã chém rất nhiều trong thớt thậm chí từ thời old Voz roài; đó là: strength oriented phase (đại khái là tập nặng, ít reps) có thực sự cần thiết, nếu mục đích tập luyện của bạn thiên về hypertrophy. Nguyên văn của study là "Is stronger better?'' - Câu trả lời là: đé phi nịt ly, yes!
Các bạn tham khảo study theo link sau: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33241958/
Về material và method nghiên cứu, Leonardo Cavalho Ronaldinho và đồng sự gồm các tên thân thuộc như Roberto Mancini, Roberto Carlos,... thiết kế như sau: chọn ra 38 anh chai khỏe mạnh, có kinh nghiệm luyện tập, chia làm 2 nhóm:
Có 12 anh chai bỏ cuộc chơi, điều thú dị là mấy anh chai bên nhóm HT bỏ cuộc chơi nhiều hơn
; nghiên cứu tập trung vào lower (squat, legpress). Và không giống như các studies trước đó tương tự, study này được Carvalho đánh giá luôn cả 2 yếu tố: muscle thickness và RM. Điều mà author cho là limitation của study đó là họ chỉ phổ biến, và thống nhất toàn bộ người tham gia về sự tự giác tuân thủ diet, chứ không restrited. Nhưng cá nhân mình thấy điều này cực kỳ sexy, bởi tính applicable cực cao cho những người ăn tập nói phét bình thường như anh em tụi mình.
Okay, không dài dòng nữa. Nhóm STHT vả vỡ mồm nhóm HT ở các hai assetments đó là: musle thickness và excercies 1RM. Wow, rất chi là sexy
bởi không có gì bất ngờ, điều còn thú vị hơn nữa đó là volume tổng của nhóm STHT < HT. Wow, nghe bảo tập strength hao CNS gì gì đó, rồi cháy, cạn kiệt CNS gì đó. Quan điểm của mình vẫn luôn như cũ, bú myth không tốt cho sức khỏe.
Bài học đạo đức được rút ra là gì: đừng ngại ngùng nhét những phase strength oriented vào programe nhé. Còn nếu programe có các phases này, thì rất rất không nên bỏ. Như cũ, nên tôn trọng giáo án của các team lớn. Programe ở đâu? Page 1, anh ruột coác Minh đã gào thét rất nhiều rồi.
Chân Văn Ái, chúc anh em cuối tuần vui vẻ. Lần sau mình sẽ viết về CNS - cháy hay khét gì gì đó, và cả full body all weeks nữa - vốn đang rất trend gần đây, điều mà mình đã gào thét nhiều năm qua
)
Nghiên cứu này tập trung vào một chủ đề không hề mới, mình cũng đã chém rất nhiều trong thớt thậm chí từ thời old Voz roài; đó là: strength oriented phase (đại khái là tập nặng, ít reps) có thực sự cần thiết, nếu mục đích tập luyện của bạn thiên về hypertrophy. Nguyên văn của study là "Is stronger better?'' - Câu trả lời là: đé phi nịt ly, yes!
Các bạn tham khảo study theo link sau: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33241958/
Về material và method nghiên cứu, Leonardo Cavalho Ronaldinho và đồng sự gồm các tên thân thuộc như Roberto Mancini, Roberto Carlos,... thiết kế như sau: chọn ra 38 anh chai khỏe mạnh, có kinh nghiệm luyện tập, chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: 8 tuần tập thuần hypertrophy (HT - hypertrophy oriented training), n = 11
- Nhóm 2: 3 tuần tập luyện thuần strength, sau đó là 5 tuần tập luyện thuần hypertrophy (STHT), n = 16
Có 12 anh chai bỏ cuộc chơi, điều thú dị là mấy anh chai bên nhóm HT bỏ cuộc chơi nhiều hơn

Okay, không dài dòng nữa. Nhóm STHT vả vỡ mồm nhóm HT ở các hai assetments đó là: musle thickness và excercies 1RM. Wow, rất chi là sexy


Bài học đạo đức được rút ra là gì: đừng ngại ngùng nhét những phase strength oriented vào programe nhé. Còn nếu programe có các phases này, thì rất rất không nên bỏ. Như cũ, nên tôn trọng giáo án của các team lớn. Programe ở đâu? Page 1, anh ruột coác Minh đã gào thét rất nhiều rồi.
Chân Văn Ái, chúc anh em cuối tuần vui vẻ. Lần sau mình sẽ viết về CNS - cháy hay khét gì gì đó, và cả full body all weeks nữa - vốn đang rất trend gần đây, điều mà mình đã gào thét nhiều năm qua


nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#3872

Hi anh em chân ái, lại là thanh niên Chân Văn Ái với sở thích em yêu khoa học, thích đọc tơ đi. Trong bài viết lần này mình sẽ giới thiệu với anh em một bài viết khá là thú vị, liên quan đến một study nghiên cứu về: "ứng dụng vật lý cấp 2 của chương trình chuẩn ở Đông Lào lên tập luyện''
Link nghiên cứu cho anh em cần: https://journals.lww.com/nsca-scj/A...jsBDP9keymvSe-e73yF-WJ7iT8YfcQEdJbGa848CeBr3U
Cụ thể nghiên cứu sẽ đánh giá: sự ảnh hưởng của việc tập nhanh, dứt khoát, manly lên việc phát triển cả cơ bắp và sức mạnh, so với tập rề rề cảm nhận mai-mớt-sồ-cồ-néc-sần. Kết quả là tập nhanh, dứt khoát, manly sẽ manly hơn nha anh em. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tính explosive của các động tác, dẫn đến việc tăng mechanism tension lên cơ bắp thì các bạn phải có một kinh nghiệm luyện tập, cũng như kỹ thuật thực hiện động tác nhất định.
Nghiên cứu cũng nói rõ, mấy bạn mới tập thì nên tập nghiêm túc xíu vì sự hiệu quả là hầu như không có.
Cảm nhận cá nhân: nghiên cứu này hoàn toàn củng cố cho luận điểm tập luyện từ nào giờ của mình, đó là lấy mechanism tension làm trọng tâm cho cả việc phát triển cơ bắp và sức mạnh. Việc nhấn mạnh vào mechanism tension đã được đề cập và phổ biến rất nhiều bởi Menno từ thời 2016,2017; ngay cả những người đầu ngành từng phổ biến về muscle damage hay metabolic stress cho hypertrophy cũng liên tục update và xem trọng mech tension hơn.
Như mình từng nói vài lần, muscle-mind connection không dành cho số đông, nhất là mấy bạn ăn tập - đi làm - rồi nói phét như anh em mình. Việc tận dụng từng khoảnh khắc exploisive trong tập luyện, với cái phương trình cơ bản F=ma là hết sức quan trọng. Nếu bạn tự cho mình là một người có kinh nghiêm tập tành, động tác hoàn hảo - cảm nhận cơ hoàn hảo - tempo hoàn hảo - mà vẫn không to một cách hoàn hảo như mình mong muốn; xong lại claimed cho gen gì đó thì nên chú trọng hơn một xíu đến exploisive nhé. Tempo và muscle-mind connection không hề có lỗi, nhưng nếu cứ đâm đầu vào đó thì cũng không phải là cách hay. Có những kiến thức đã được cho là rất cũ từ huyền thoại Poliquin roài.
Chúc anh em tiền cuối tuần vui vẻ, Chân văn Ái.
Link nghiên cứu cho anh em cần: https://journals.lww.com/nsca-scj/A...jsBDP9keymvSe-e73yF-WJ7iT8YfcQEdJbGa848CeBr3U
Cụ thể nghiên cứu sẽ đánh giá: sự ảnh hưởng của việc tập nhanh, dứt khoát, manly lên việc phát triển cả cơ bắp và sức mạnh, so với tập rề rề cảm nhận mai-mớt-sồ-cồ-néc-sần. Kết quả là tập nhanh, dứt khoát, manly sẽ manly hơn nha anh em. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tính explosive của các động tác, dẫn đến việc tăng mechanism tension lên cơ bắp thì các bạn phải có một kinh nghiệm luyện tập, cũng như kỹ thuật thực hiện động tác nhất định.

Nghiên cứu cũng nói rõ, mấy bạn mới tập thì nên tập nghiêm túc xíu vì sự hiệu quả là hầu như không có.
Cảm nhận cá nhân: nghiên cứu này hoàn toàn củng cố cho luận điểm tập luyện từ nào giờ của mình, đó là lấy mechanism tension làm trọng tâm cho cả việc phát triển cơ bắp và sức mạnh. Việc nhấn mạnh vào mechanism tension đã được đề cập và phổ biến rất nhiều bởi Menno từ thời 2016,2017; ngay cả những người đầu ngành từng phổ biến về muscle damage hay metabolic stress cho hypertrophy cũng liên tục update và xem trọng mech tension hơn.
Như mình từng nói vài lần, muscle-mind connection không dành cho số đông, nhất là mấy bạn ăn tập - đi làm - rồi nói phét như anh em mình. Việc tận dụng từng khoảnh khắc exploisive trong tập luyện, với cái phương trình cơ bản F=ma là hết sức quan trọng. Nếu bạn tự cho mình là một người có kinh nghiêm tập tành, động tác hoàn hảo - cảm nhận cơ hoàn hảo - tempo hoàn hảo - mà vẫn không to một cách hoàn hảo như mình mong muốn; xong lại claimed cho gen gì đó thì nên chú trọng hơn một xíu đến exploisive nhé. Tempo và muscle-mind connection không hề có lỗi, nhưng nếu cứ đâm đầu vào đó thì cũng không phải là cách hay. Có những kiến thức đã được cho là rất cũ từ huyền thoại Poliquin roài.
Chúc anh em tiền cuối tuần vui vẻ, Chân văn Ái.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#3886

Nhớ không nhầm bác Ma Cà Rồng tập ở swe, có CEO là bác Dũng. Và Dũng cũng là một trong ba coach Picp level 2 đầu tiên ở VN bên cạnh Hưng AC và Duy Prolifting (đã level 3 khi collab với Dũng). Và trong kiến thức hạn hẹp của mình thì tempo là đặc sản của huyền thoại Poliquin. Cũng dễ hiểu, khi mà model "time under tension'' vẫn khá được tin tưởng, nhưng là mình sẽ chọn một model mới hơn là là "effective time under quality tension''. Điều mà tempo là thứ cản trở nhiều hơn là thứ support.
Mình sẽ cố gắng viết về fullbody, và post trên cũng là một post support cho bài viết đó. Mình ko có thói quen biên một bài quá dài. Nhưng fullbody không đơn giản diễn đạt trong một post được, cần rất nhiều luận điểm bổ trợ. Mình hứa mình sẽ viết để anh em mổ xẻ và cùng nhau tiến bộ. Chân Văn Ái.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#3894

Cuối tuần rảnh rỗi, mình có ngồi tổng hợp lại một số post "xàm xàm" (nhưng lại có giá trị cao) mà đứa em ruột @nhuthe có post trong năm qua, ghim lên Post #8 để mọi người xem lại khi cần. Do chức năng của voz tân hơi củ chuối, chỉ hiển thị kết quả search tầm 200 post mới nhất, nên việc tổng hợp có thể thiếu sót, bạn nào thấy sót thì comment để mình bổ sung nhé.
-----------
1. XÀM XÀM CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Guideline for newbie (Hướng dẫn tập luyện dành cho người mới)
2. ĐỌC STUDY CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Mechanical Tension vs Mind - muscle connection (Tập nặng hay Tập nhẹ cảm nhận cơ)
Strength phase in Hypertrophy training cycle (Tập tăng cơ thì có cần giai đoạn tập nặng ít rep không)
Dumbbell Fly: Good for Pecs... or good for bicep (Tập bay ngực với tạ đơn: Tốt cho ngực... hay là tốt cho tay trước)
BP is the king for upper, Squat is the king for lower (Đẩy ngực là vua bài tập cho thân trên, gánh tạ là vua bài tập cho thân dưới)
Post-activation performance enhancement (PAPE)
-----------
1. XÀM XÀM CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Guideline for newbie (Hướng dẫn tập luyện dành cho người mới)
2. ĐỌC STUDY CÙNG MR. CHÂN VĂN ÁI
Mechanical Tension vs Mind - muscle connection (Tập nặng hay Tập nhẹ cảm nhận cơ)
Strength phase in Hypertrophy training cycle (Tập tăng cơ thì có cần giai đoạn tập nặng ít rep không)
Dumbbell Fly: Good for Pecs... or good for bicep (Tập bay ngực với tạ đơn: Tốt cho ngực... hay là tốt cho tay trước)
BP is the king for upper, Squat is the king for lower (Đẩy ngực là vua bài tập cho thân trên, gánh tạ là vua bài tập cho thân dưới)
Post-activation performance enhancement (PAPE)

Dr.Doommmm
11/2020
@Dr.Doommmm
11/2020
#3921


lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#4083

Học Y Đa Khoa năm 6 anh ơi, dạo nay thi cử bận quá. Cuối tuần rảnh share cho anh em trọn bộ ISSA bodybuilding specialist, mấy cái pdf ACSM
via theNEXTvoz for iPad

lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#4098

Thằng bạn em mới được coach bởi ông bên Revive Stronger, chia sẻ cho các thím list TPBS ông coach cho dùng
> Sports performance: 3-5g creatine monohydrate daily, 4-6mg/kg caffeine pre-workout
> Health: 2500iu Vitamin D3 (if lacking sun exposure), 2-3g standard Omega 3 capsule daily (on days not consuming fatty fish), 15mg Zinc Citrate, Magnesium Biglycinate/Citrate 200mg (to be sure I recommend getting a blood test)
Sleep Tips
> Sports performance: 3-5g creatine monohydrate daily, 4-6mg/kg caffeine pre-workout
> Health: 2500iu Vitamin D3 (if lacking sun exposure), 2-3g standard Omega 3 capsule daily (on days not consuming fatty fish), 15mg Zinc Citrate, Magnesium Biglycinate/Citrate 200mg (to be sure I recommend getting a blood test)
Sleep Tips

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#4108

Khởi động thì lúc xưa mình cũng khá cầu kỳ, các sets khởi động cũng tính tạ hẳn hoi. Giờ thì mình lắp sao cho chẵn tạ, dễ lấy tạ nhất. Ví dụ hôm đó đẩy ngực 40kgs/ bên. Thì lắp 1 miếng 10kgs đẩy vài cái, xong tháo miếng 10kgs ra gắn miếng 20kgs vào, rồi lại thêm 1 miếng 10 kgs, ...
Bài tập đầu tiên của mỗi buổi thì warm up sets rất quan trọng, bên cạnh uốn éo + nhún nhảy trước đó nữa. Tuy nhiên các bài sau đó thì không cần phải mất quá nhiều thời gian cho warmup sets, nhất là các bài tập tương tự. Ví dụ: giả sử đẩy ngực ngang xong, bài tiếp theo là đẩy ngực dốc thì chỉ cần 1~2 sets (tạ nặng gần bằng mức tạ cuối CỦA BÀI TẬP CHUẨN BỊ TẬP luôn cũng được) làm quen là được, kiểu kiểu vậy.
Tại thấy tâm sự nuôi vợ bầu + vợ đẻ nên đồng cảm nha bác Jack Ma - The Xít Cô gongchengshi


nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#4130

Cảm ơn bác @14789 đã update kiến thức nhé. Mình chỉ có một góp ý hết sức nhỏ và chân thành về việc lan tỏa kiến thức đó là: khi viện dẫn luận điểm, tài liệu nên public thông tin/ tác giả. Việc này không chỉ thể hiện sự tôn trọng, mà tiện hơn cho anh em trong công tác tra cứu/ debate. Mà mục tiêu cuối cùng vẫn là cùng nhau tiến bộ thôi.
P.s: mình có extract một page khá hay về mobility trong cuốn Science Of Mobility xuất bản năm 2020 của Human Kinetics, trình bày dạng infographic khá dễ đọc. Cả nhà tham khảo nhé, anh em tìm đọc quyển này với quyển Milo của Dr. SquatU là hết bài, trình bày siêu dễ đọc.
Chân Văn Ái

P.s: mình có extract một page khá hay về mobility trong cuốn Science Of Mobility xuất bản năm 2020 của Human Kinetics, trình bày dạng infographic khá dễ đọc. Cả nhà tham khảo nhé, anh em tìm đọc quyển này với quyển Milo của Dr. SquatU là hết bài, trình bày siêu dễ đọc.

Chân Văn Ái

lengoctu70
04/2016
@lengoctu70
04/2016
#4135

Nhân dịp vượt vũ môn, share cho anh em vài bộ như đã hứa. Bonus thêm vài cuốn sách hay ho
1. Rebuilding Milo - by Dr. Aaron Horschig
2. Modern Art and Science of Mobility - Author: Aurelien Broussal-Derval Stephane Ganneau
3. ACE Personal Trainer Manual (4th Edition) Set
4. vài tài liệu chứng chỉ linh tinh của mấy chứng chỉ
5. Tương lai sẽ share cho anh em thêm PICP Lv1 và PICP lv2, đợi 6 tuần sau em thi nốt sản đã
Link: Update ở đầu nhóm

14789
02/2010
@14789
02/2010
#4161

Mình ko học Poliquin nên giải thích theo khía cạnh của người tập Powerlifting nhé.
Tập với các reps kiểu kim tự tháp thế vì các lí do do:
- Kích hoạt nhiều con đường chuyển hoá năng lượng lên nhất có thể, mọi người đều biết 2 con đường chuyển hoá năng lượng 1 ( ATP - CP ) và 2 ( đường phân hiếu khí ) là cho năng lượng nhanh nhất phù hợp cho tập sức mạnh nhất, thì việc tập reps range bé phối hợp reps range lớn thay phiên nhau là để cơ thể ko dùng thuần 1 con đường chuyển hoá năng lượng mà phải dùng qua lại cả 2, tránh cạn kiệt hoàn toàn ATP được tạo ra bởi Pathway 1 nhờ việc ATP được hồi lại bởi quá trình tân tạo đường Gluconeogenenis. Tóm lại là để tập cho cơ thể phải dùng năng lượng hiệu quả hơn.
- Lí do thứ 2 là tập như thế sẽ ép cơ thể kích hoạt nhiều Motor Units ( Low - Medium - High ) nhất từ đó thoả mãn điều kiện kích hoạt để tham gia của các sợi cơ ( Muscle Type I, IIA, IIb, IIx )

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#4185

Vài điều về Wave Loading set-by-set ở trên:
- Để giải thích đơn giản nhất, nên dùng cơ chế post-activation-potentiation. Cơ chế này mình đã từng nói đến trong thread này rồi. Một chút xíu đâu đó là sự "hào hứng'', "đỡ ngán'' trong tập luyện, mà thuật ngữ hay gọi là psychologically-stimulating. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc lấy mech-tension làm main material cho muscle growth thì post-activation-potentiation là cách giải thích hợp lý nhất. Vì bản thân chữ "potentiation'' cũng bao hàm yếu tố thần kinh trong đó.
- Việc dùng wave loading set-by-set đương nhiên sẽ là một cách tiếp cận vô cùng thông minh, vì nó sẽ tăng "chất lượng của các reps trong set'' lên cao vl. Nhiều người quan niệm: mấy reps cuối trong một set dài 8~12 reps mới là reps chất lượng, với mình mấy reps chẳng mang lại gì nhiều ngoài metabolic stress/ muscle damage. Vậy việc wave-loading có thực sự hiệu quả hay không, mình sẽ nói bên dưới với một cách tiếp cận rep range một cách khá tương đồng bên dưới là cluster-sets.
- Về ATP mình hoàn toàn không thoả đáng với cách giải thích của bạn 14789. Với một người ăn tập bình thường, thì mình tin là quá trình này nó diễn ra trong tích tắc, và mình sẽ xử lý nó bằng cách tập re-setup. Chứ không phải nghỉ dài lê thê giữa sets, hay sub-sets.
- Về motor unit recruitment mình càng thấy nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn là vì cách tiếp cận wave loading set-by-set rất là thông mình theo mình nói ở trên. Vì nó sẽ tăng chất lượng của mỗi reps trong set lên cao thông qua việc huy động motor unit. Nhưng vấn đề là nó lại cặp nách với cái đặc sản tempo huyền thoại. Haizee, vừa đòi cơ thể tập trung thực hiện bài tập, vừa bắt não nó nhẩm 1-2-3-4 rồi 4-3-2-1 thì thôi nghỉ cho khoẻ chuyện, chứ ở đó mà "huy động sợi cơ''. Fast-twitch với slow-twitch sinh ra là trời nó định sẵn rồi, muốn chú trọng cả sarcoplasmic và myofilbrilla thì thà exploisive works, speed works còn hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
- Lại nói qua về wave loading set-by-set có hiệu quả không, theo mình là chẳng có gì gọi là hiệu quả hay không hiệu quả. Nhưng mà nó phức tạp vl, lại còn cặp nách với cái tempo thì sẽ méo bao giờ là lựa chọn của mình. Là mình daily wave loading, speed works, exploisive works, re-setup appraching, daily-auto-regulation mới là lựa chọn đúng đắn.
- Về cluster sets nói chung, ví dụ thay vì tập 3x5x90%1RM, thì họ sẽ tập là: 3x5x(2-2-1)x90%1RM, với các giá trị (2-2-1) là sub-sets, và rest interval là 15~30s. Cũng tương tự với wava-loading-set-by-set bên trên, thậm chí còn thông minh hơn. Nhưng câu chuyện ở đây là một studi dạng systematic-review và meta-analysis vào năm 2021 thì méo có sự khách biệt nào dưới mọi góc độ: strength, power-ouput, hypertrophy, velocity khi so sánh giữa cluster sets và traditonal set configuration.
Link study: https://link.springer.com/article/10.1007/s40279-020-01408-3#citeas
Chân Văn Ái, chúc mọi người đầu tuần vui vẻ. Hôm nay mình được tập với coác Minh roài

P.s: thân gửi những lời chúc 8 tháng 3, ý nghĩa tốt đẹp nhất đến các member nữ, và những người phụ nữ của anh em. Đặc biệt là em gái Linh bạn gái Phong.

14789
02/2010
@14789
02/2010
#4203

Đúng rồi thím mấy ở next level rồi, người thường trừ khi gặp vấn đề gì mới lôi ra dùng, với người thường thì đi tập đủ tần suất đã là xuất sắc rồi. Nhưng có đường đi, phương pháp rõ ràng và với cái nhìn rò ràng hơn thì mình còn kéo họ đi rất nhanh, đa phần các khách hàng tập với mình ban đầu rất thì mục tiêu rất bình thường, giảm cân/ tăng cân cấp tốc, tập qua thời gian khi mình hoàn thành yêu cầu ban đầu đặt ra thì mình còn đưa cho họ 1 nền tảng sức mạnh thể lực tuyệt vời để họ có thể tự tin ra phòng tập thông thường ( người ngợm tốt hơn, tập khoẻ trong nhóm top của phòng thường sẽ là 1 nguồn Dopamine, Serotonin dài hạn cho họ giữ được thói quen tập luyện rất là lâu ). Với chẳng qua người bình thường người ta ko tìm hiểu thôi, nên lúc này vai trò của Coach/PT mới xuất hiện, thím tin mình đi tầm vài năm nữa thôi khách hàng fitness phổ thông ở VN sẽ biết tới các vấn đề hàn lâm như trên ngày càng nhiều. Mình còn từng gặp vài ca tư vấn mà khách hàng vô test kiến thức mình luôn trước khi xuống tiền tập tại CLB cơ

Còn phần 10% cho 10% trong 90% là ý kiến chủ quan của thím thôi 1 tại thím chỉ suy nghĩ tới gói gọn trong phòng Gym, còn mình dùng nó cho những cái khác vì mình đang làm công tác cải thiện thể lực và strength cho 1 đội bóng đá nhỏ, vđv tennis và nhóm các vđv kickboxing ở clb cũ hồi trước mình thi đấu cho, độ hiệu quả khi áp dụng lên cho các vđv nghiệp dư là rất cao, vô vả mấy đứa cùng tầm như con.
Về hướng Coach áp dụng Strength & Conditioning hiệu quả lên cho vđv pro thì tại Saigon Sport Club, Head Coach cũng đang áp dụng rất hiệu quả, Trần Văn Thảo hay Trương Đình Hoàng từ khi về với SSC thì ngay lập tức lột xác về thể lực, tốc độ, sức mạnh , giải quốc gia giờ 2 người này đi thi thì đúng là bắt nạt mầm non luôn mặc dù trước khi về với SSC còn phải ngụp lặn trong giải vô địch quốc gia


qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#4221

Xin chào các bạn,
Lâu lắm rồi mình mới viết bài dài dài 1 tí.
Lần này, với sự hỗ trợ (cung cấp tài liệu) và động viên (tài liệu này hay lắm á) của đứa "em ruột" @nhuthe , mình lược dịch một bài viết khá là mới (mới được xuất bản trên NSCA vào tháng 02/2021), được khuyên đọc bởi thánh Greg Nuckols, tựa đề là "Classification and Determination Model of Resistance Training Status", được chắp bút bởi nhóm tác giả Evaldo Junior, Belmiro Freitas de Salles, Ingrid Dias (Federal University of Rio de Janeiro) và Alex Silva Ribeiro (University of Northern Parana).
Bài gốc các bạn có thể tải ở đây: Source
Bài viết này bàn về một chủ đề muôn thuở, là bước rất quan trọng để bắt đầu/xem xét lại hành trình luyện tập, nhưng lại chưa có cách thức thực hiện một cách rõ ràng và khoa học, và phần đông (nhất là ở VN) còn dựa vào cảm tính, đó là cách thức phân loại và xác định tình trạng/trình độ của người tập.
Lời của người lược dịch (là mình):
Có thể nói, khi một người bất kỳ bước vào phòng tập (hoặc lên forum) xin lịch tập , câu hỏi bắt đầu thường là "Bạn tập được bao lâu rồi?". Vô hình chung, câu hỏi này trở thành câu hỏi truyền thống để xác định trình độ của người tập, với cách phân loại hết sức cơ bản: dưới 6 tháng thì là gà/người mới/newbie, 6 tháng đến dưới 3 năm là có kinh nghiệm/intermediate/nghiệp dư, trên 3 năm là nâng cao/advanced, trên 5 năm là "lão làng". Điểm bất cập của phương pháp này, là dễ dàng bỏ qua những cháu "thể chất vàng trong làng tập tạ", nhưng lại đề cao mấy ông tập trên 5 năm nhưng cứ "ngực, vai, tay mỗi ngày".
Khi pwl bắt đầu du nhập vào VN (tầm 2014), thì dân tình bắt đầu chuyển qua dùng câu hỏi "Big3 total của bạn là bao nhiêu?", và cách phân loại cơ bản là total dưới 1000lbs (hay 450kg) là newbie hết, xịn xò hơn tí thì dựa vào cách phân loại của "bố già" Sheiko (vốn dựa vào cách loại của Nga), dùng cách "3.9" thì lên các web để nhập mức tạ rồi web nó phán cho trình độ (vd như SymmetricStrenght chẳng hạn). Cách xác định này có vẻ ổn hơn xíu, khi mà dân tình tin rằng "tập càng lâu, trình càng cao, total càng lên", nhưng lại bất cập ở chỗ, xuất hiện ngày càng nhiều các bạn trẻ "vỗ ngực xưng oai" trình độ advance với total khổng lồ và cái form "đi vào lòng đất".
Tới thời điểm hiện tại, khi mà cuộc cách mạng "4.0" đã lan khắp cả nước, làn sóng pwl nói riêng và strength training đã mở rộng từ phòng gym thương mại (commerical gym) đến cả phòng tập riêng (private gym, studio room), trình độ PT/Coach đã nâng lên từ giấy chứng nhận của Liên đoàn đến chứng chỉ Nxxx/Axxx, thì công cuộc xác định trình độ người tập vẫn có vẻ chưa được phổ biến đại trà cho lắm (vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi các phòng private xịn xò với 77 49 công đoạn thẩm định, hoặc kinh nghiệm của các coach/PT), dẫn đến xác suất rất cao là các bạn trẻ chọn sai lịch để mà tập, kiểu như mới bước vào phòng được 6 tháng nhưng thích tập theo lịch của Phil, của Cbum, của Jeremy "vì mấy ảnh có giải Olympia", các bạn già tập 3-5 năm nhưng vẫn thích StrongLift, StartingStrength, Texas Method "vì nó dễ hiểu dễ làm".
Viết dông dài là vậy, để các bạn hình dung bài viết này có giá trị như thế nào trong hoàn cảnh hiện tại, để các bạn (cũng như giúp người khác) bớt tập dốt đi một chút (do đánh giá sai bản thân và chọn sai lịch/pp tập).
Nội dung tóm lược:
1. Các chỉ số (parameter)
Các chỉ số dùng để để xác định trình độ/tình trạng người tập mà nhóm tác giả khuyên dùng, bao gồm: thời gian tập luyện liên tục hiện tại (Current uniterrupted training time), thời gian ngừng tập (Time of detraining), kinh nghiệm tập luyện trước đây (Previous training experience), kỹ thuật thực hiện động tác (Exercise Technique) và cấp độ sức mạnh (Strength level).
Thời gian tập luyện liên tục hiện tại (Current uniterrupted training time): được tính bằng thời gian tập luyện liên tục của bạn cho đến thời điểm đánh giá, các khoảng thời gian nghỉ ngắn hơn 1 tháng không được tính là ngừng tập. Tập liên tục càng lâu thì status càng cao.
Thời gian ngừng tập (Time of detraining): tính bằng thời gian nghỉ tập hoàn toàn do yếu tố chủ quan/khách quan. Thời gian ngừng tập càng dài thì càng quay trở lại vạch xuất phát, phản ánh việc mất cơ bắp (loss of muscle adaptation) càng nhiều.
Kinh nghiệm tập luyện trước đây (Previous training experience): tính bằng thời gian tập luyện trước khi bạn ngưng tập 1 thời gian (time of detraining).
Kỹ thuật thực hiện động tác (Exercise Technique): được đánh giá bằng cách quan sát tối thiểu 4 động tác dùng chuyển động (movement pattern) cơ bản (Cụ thể là squat, hinge, push, pull) với tạ tương đối nhẹ (50% 1RM) và không có người chỉ dẫn tại chỗ (no coaching cues). Các chuẩn (criteria) cơ bản để chấm là: sự kiểm soát và mượt mà của động tác (control and fluidity of the movement), sự ổn định – thể hiện qua việc xử lý vùng cơ trung tâm trong suốt chuyển động và điều chỉnh cơ thể ở lúc bắt đầu/kế thúc động tác (stabilization, which is the ability to appropriately fix the lumbopelvic area (i.e., core) and exhibit appropriate postural alignment at the beginning and ending positions of the exercise), và cuối cùng là khả năng xoay các khớp với biên độ chuyển động đầy đủ (the ability to rotate the involved joints through the full range of motion). Chi tiết criteria từng bài mời bạn đọc bài viết đầy đủ.
Cấp độ sức mạnh (Strength level): được đánh giá bằng mức tạ/trọng lượng tối đa của 4 bài tập đặc trưng cho 4 chuyển động cơ bản (Cụ thể là Squat - Squat, Deadlift – Hinge, Bench press – Push và Pull up – Pull) tương ứng với trọng lượng cơ thể (BW)
2. Cách đo lường các chỉ số
Mỗi chỉ số sẽ được cho điểm theo các mức: Beginner được 1 điểm (1 point - 1pt.), Intermediate - 2pts., Advanced 3pts. và Highly Advanced - 4pts.
Cách cho điểm dựa vào bảng dưới:
3. Cách tính kết quả cuối cùng
Điểm số = Tổng điểm các chỉ số / Số lượng chỉ số áp dụng (min 3, max 5, yêu cầu sử dụng tối thiểu 3 chỉ số đầu tiên).
Cách phân loại trình độ người tập: 1-1.9 là Người mới (Beginner), 2-2.9 là Cấp trung (Intermediate), 3-3.9 là Cấp cao (Advanced) và 4 là Hàng khủng/Nâng cao (Highly Advanced).
Một số ví dụ minh họa
Ứng dụng thực tế (aka Bài học đạo đức - mượn chữ nghĩa từ Mr. Chân Văn Ái), khúc này là mình viết
1. Trước khi lựa chọn một lịch tập bất kỳ, bạn cần biết bạn đang ở đâu (status) để chọn lịch tập phù hợp, để xác định thì (rất) nên sử dụng mô hình (model) đánh giá như trên. Các chỉ số có thể đo bằng thời gian/mức tạ thì dễ rồi, riêng phần kỹ thuật, nếu không chắc, bạn hoàn toàn có thể quay clip gửi lên thread hoặc group fb để được hỗ trợ.
2. Tương tự, trước khi tư vấn lịch tập cho người khác (offline/online), bạn nên hỏi người được tư vấn về trình độ tập luyện hiện tại của họ, nếu họ không hiểu bạn đang nói gì :v, hãy giúp họ xác định bằng cách sử dụng mô hình trên.
3. Nên thành thật với bản thân khi chấm điểm, vì đánh giá sai sẽ dẫn đến lựa chọn lịch tập sai, và cuối cùng dẫn đến bạn phí đi 3-6 tháng tập luyện mà kết quả không đi tới đâu. Mình mượn lời từ internet, "thời gian tập luyện rất quý, xin đừng lãng phí".

Lâu lắm rồi mình mới viết bài dài dài 1 tí.
Lần này, với sự hỗ trợ (cung cấp tài liệu) và động viên (tài liệu này hay lắm á) của đứa "em ruột" @nhuthe , mình lược dịch một bài viết khá là mới (mới được xuất bản trên NSCA vào tháng 02/2021), được khuyên đọc bởi thánh Greg Nuckols, tựa đề là "Classification and Determination Model of Resistance Training Status", được chắp bút bởi nhóm tác giả Evaldo Junior, Belmiro Freitas de Salles, Ingrid Dias (Federal University of Rio de Janeiro) và Alex Silva Ribeiro (University of Northern Parana).
Bài gốc các bạn có thể tải ở đây: Source
Bài viết này bàn về một chủ đề muôn thuở, là bước rất quan trọng để bắt đầu/xem xét lại hành trình luyện tập, nhưng lại chưa có cách thức thực hiện một cách rõ ràng và khoa học, và phần đông (nhất là ở VN) còn dựa vào cảm tính, đó là cách thức phân loại và xác định tình trạng/trình độ của người tập.
Lời của người lược dịch (là mình):
Có thể nói, khi một người bất kỳ bước vào phòng tập (hoặc lên forum) xin lịch tập , câu hỏi bắt đầu thường là "Bạn tập được bao lâu rồi?". Vô hình chung, câu hỏi này trở thành câu hỏi truyền thống để xác định trình độ của người tập, với cách phân loại hết sức cơ bản: dưới 6 tháng thì là gà/người mới/newbie, 6 tháng đến dưới 3 năm là có kinh nghiệm/intermediate/nghiệp dư, trên 3 năm là nâng cao/advanced, trên 5 năm là "lão làng". Điểm bất cập của phương pháp này, là dễ dàng bỏ qua những cháu "thể chất vàng trong làng tập tạ", nhưng lại đề cao mấy ông tập trên 5 năm nhưng cứ "ngực, vai, tay mỗi ngày".
Khi pwl bắt đầu du nhập vào VN (tầm 2014), thì dân tình bắt đầu chuyển qua dùng câu hỏi "Big3 total của bạn là bao nhiêu?", và cách phân loại cơ bản là total dưới 1000lbs (hay 450kg) là newbie hết, xịn xò hơn tí thì dựa vào cách phân loại của "bố già" Sheiko (vốn dựa vào cách loại của Nga), dùng cách "3.9" thì lên các web để nhập mức tạ rồi web nó phán cho trình độ (vd như SymmetricStrenght chẳng hạn). Cách xác định này có vẻ ổn hơn xíu, khi mà dân tình tin rằng "tập càng lâu, trình càng cao, total càng lên", nhưng lại bất cập ở chỗ, xuất hiện ngày càng nhiều các bạn trẻ "vỗ ngực xưng oai" trình độ advance với total khổng lồ và cái form "đi vào lòng đất".
Tới thời điểm hiện tại, khi mà cuộc cách mạng "4.0" đã lan khắp cả nước, làn sóng pwl nói riêng và strength training đã mở rộng từ phòng gym thương mại (commerical gym) đến cả phòng tập riêng (private gym, studio room), trình độ PT/Coach đã nâng lên từ giấy chứng nhận của Liên đoàn đến chứng chỉ Nxxx/Axxx, thì công cuộc xác định trình độ người tập vẫn có vẻ chưa được phổ biến đại trà cho lắm (vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi các phòng private xịn xò với 77 49 công đoạn thẩm định, hoặc kinh nghiệm của các coach/PT), dẫn đến xác suất rất cao là các bạn trẻ chọn sai lịch để mà tập, kiểu như mới bước vào phòng được 6 tháng nhưng thích tập theo lịch của Phil, của Cbum, của Jeremy "vì mấy ảnh có giải Olympia", các bạn già tập 3-5 năm nhưng vẫn thích StrongLift, StartingStrength, Texas Method "vì nó dễ hiểu dễ làm".
Viết dông dài là vậy, để các bạn hình dung bài viết này có giá trị như thế nào trong hoàn cảnh hiện tại, để các bạn (cũng như giúp người khác) bớt tập dốt đi một chút (do đánh giá sai bản thân và chọn sai lịch/pp tập).
Nội dung tóm lược:
1. Các chỉ số (parameter)
Các chỉ số dùng để để xác định trình độ/tình trạng người tập mà nhóm tác giả khuyên dùng, bao gồm: thời gian tập luyện liên tục hiện tại (Current uniterrupted training time), thời gian ngừng tập (Time of detraining), kinh nghiệm tập luyện trước đây (Previous training experience), kỹ thuật thực hiện động tác (Exercise Technique) và cấp độ sức mạnh (Strength level).
Thời gian tập luyện liên tục hiện tại (Current uniterrupted training time): được tính bằng thời gian tập luyện liên tục của bạn cho đến thời điểm đánh giá, các khoảng thời gian nghỉ ngắn hơn 1 tháng không được tính là ngừng tập. Tập liên tục càng lâu thì status càng cao.
Thời gian ngừng tập (Time of detraining): tính bằng thời gian nghỉ tập hoàn toàn do yếu tố chủ quan/khách quan. Thời gian ngừng tập càng dài thì càng quay trở lại vạch xuất phát, phản ánh việc mất cơ bắp (loss of muscle adaptation) càng nhiều.
Kinh nghiệm tập luyện trước đây (Previous training experience): tính bằng thời gian tập luyện trước khi bạn ngưng tập 1 thời gian (time of detraining).
Kỹ thuật thực hiện động tác (Exercise Technique): được đánh giá bằng cách quan sát tối thiểu 4 động tác dùng chuyển động (movement pattern) cơ bản (Cụ thể là squat, hinge, push, pull) với tạ tương đối nhẹ (50% 1RM) và không có người chỉ dẫn tại chỗ (no coaching cues). Các chuẩn (criteria) cơ bản để chấm là: sự kiểm soát và mượt mà của động tác (control and fluidity of the movement), sự ổn định – thể hiện qua việc xử lý vùng cơ trung tâm trong suốt chuyển động và điều chỉnh cơ thể ở lúc bắt đầu/kế thúc động tác (stabilization, which is the ability to appropriately fix the lumbopelvic area (i.e., core) and exhibit appropriate postural alignment at the beginning and ending positions of the exercise), và cuối cùng là khả năng xoay các khớp với biên độ chuyển động đầy đủ (the ability to rotate the involved joints through the full range of motion). Chi tiết criteria từng bài mời bạn đọc bài viết đầy đủ.
Cấp độ sức mạnh (Strength level): được đánh giá bằng mức tạ/trọng lượng tối đa của 4 bài tập đặc trưng cho 4 chuyển động cơ bản (Cụ thể là Squat - Squat, Deadlift – Hinge, Bench press – Push và Pull up – Pull) tương ứng với trọng lượng cơ thể (BW)
2. Cách đo lường các chỉ số
Mỗi chỉ số sẽ được cho điểm theo các mức: Beginner được 1 điểm (1 point - 1pt.), Intermediate - 2pts., Advanced 3pts. và Highly Advanced - 4pts.
Cách cho điểm dựa vào bảng dưới:
3. Cách tính kết quả cuối cùng
Điểm số = Tổng điểm các chỉ số / Số lượng chỉ số áp dụng (min 3, max 5, yêu cầu sử dụng tối thiểu 3 chỉ số đầu tiên).
Cách phân loại trình độ người tập: 1-1.9 là Người mới (Beginner), 2-2.9 là Cấp trung (Intermediate), 3-3.9 là Cấp cao (Advanced) và 4 là Hàng khủng/Nâng cao (Highly Advanced).
Một số ví dụ minh họa
Ứng dụng thực tế (aka Bài học đạo đức - mượn chữ nghĩa từ Mr. Chân Văn Ái), khúc này là mình viết
1. Trước khi lựa chọn một lịch tập bất kỳ, bạn cần biết bạn đang ở đâu (status) để chọn lịch tập phù hợp, để xác định thì (rất) nên sử dụng mô hình (model) đánh giá như trên. Các chỉ số có thể đo bằng thời gian/mức tạ thì dễ rồi, riêng phần kỹ thuật, nếu không chắc, bạn hoàn toàn có thể quay clip gửi lên thread hoặc group fb để được hỗ trợ.
2. Tương tự, trước khi tư vấn lịch tập cho người khác (offline/online), bạn nên hỏi người được tư vấn về trình độ tập luyện hiện tại của họ, nếu họ không hiểu bạn đang nói gì :v, hãy giúp họ xác định bằng cách sử dụng mô hình trên.
3. Nên thành thật với bản thân khi chấm điểm, vì đánh giá sai sẽ dẫn đến lựa chọn lịch tập sai, và cuối cùng dẫn đến bạn phí đi 3-6 tháng tập luyện mà kết quả không đi tới đâu. Mình mượn lời từ internet, "thời gian tập luyện rất quý, xin đừng lãng phí".


nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#4263

Chào mọi người, cuối tuần thong thả được một xíu mình lội được một ít content về các chủ đề mình thấy là khá hot trong topic mấy hôm rồi, sẵn lôi về chia sẻ cho cả nhà.
1 - Đầu tiên là về BCAAs: theo một nghiên cứu mới nhất năm 2021; BCAAs được cho là một hóa chất rất hiệu quả trong việc tẩy rửa bồn cầu.
2 - Về tempo trong luyện tập: nếu có ai đó gợi ý cho bạn một phương pháp tập ưu việt tầm vũ trụ với hạt nhân là tempo thì cứ mạnh dạn trình bày với họ là cuộc sống cơm áo gạo tiền của mình đã đủ phức tạp rồi nhé. Đặc biệt tempo mà 4321 1234 (timed one) gì gì đấy
3 - Về set/reps configurations: nói chung là cứ tư thế truyền thông mà ủi các bác ạ; đỉnh cao của độ xe là về zin, độ body thì cũng thế thôi
https://www.researchgate.net/public...Height_A_Systematic_Review_with_Meta-Analysis
Câu chuyên có thật: mình nhớ các đây 2,3 năm, lúc mình tìm đọc được 1~2 bài báo bóc mẻ cái BCAAs gì gì ấy, Quangbangz vẫn còn viết bài cho BCAAs của supplify. Phải tầm nửa năm sau khi nhiều studies đồng loạt khẳng định thì lúc này các shops và chuyên gia mạng mới bắt đầu update. Câu chuyện đạo đức ở đây là gì: khoa học thực nghiệm luôn luôn "muộn" hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp triệu đô và thậm chí không có cái "muộn" luôn nếu sự thật quá phũ phàng. Là một người thực sự "em yêu khoa học'' thì việc thừa nhận thẳng thắn và cập nhật kiến thức như Quang mới đáng tôn trọng.
P.s: các studies bên trên đều trong năm 2021, chúc anh em cúi từng dui dẻ. Chân Văn Ái
1 - Đầu tiên là về BCAAs: theo một nghiên cứu mới nhất năm 2021; BCAAs được cho là một hóa chất rất hiệu quả trong việc tẩy rửa bồn cầu.

2 - Về tempo trong luyện tập: nếu có ai đó gợi ý cho bạn một phương pháp tập ưu việt tầm vũ trụ với hạt nhân là tempo thì cứ mạnh dạn trình bày với họ là cuộc sống cơm áo gạo tiền của mình đã đủ phức tạp rồi nhé. Đặc biệt tempo mà 4321 1234 (timed one) gì gì đấy


3 - Về set/reps configurations: nói chung là cứ tư thế truyền thông mà ủi các bác ạ; đỉnh cao của độ xe là về zin, độ body thì cũng thế thôi



https://www.researchgate.net/public...Height_A_Systematic_Review_with_Meta-Analysis
Câu chuyên có thật: mình nhớ các đây 2,3 năm, lúc mình tìm đọc được 1~2 bài báo bóc mẻ cái BCAAs gì gì ấy, Quangbangz vẫn còn viết bài cho BCAAs của supplify. Phải tầm nửa năm sau khi nhiều studies đồng loạt khẳng định thì lúc này các shops và chuyên gia mạng mới bắt đầu update. Câu chuyện đạo đức ở đây là gì: khoa học thực nghiệm luôn luôn "muộn" hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp triệu đô và thậm chí không có cái "muộn" luôn nếu sự thật quá phũ phàng. Là một người thực sự "em yêu khoa học'' thì việc thừa nhận thẳng thắn và cập nhật kiến thức như Quang mới đáng tôn trọng.
P.s: các studies bên trên đều trong năm 2021, chúc anh em cúi từng dui dẻ. Chân Văn Ái

14789
02/2010
@14789
02/2010
#4297

Cuối cùng thì e thấy thím toàn tập trung vào cái thứ không thực tế ở đâu ko à, lo tập chăm chỉ ăn uống hàng ngày đầy đủ, chăm chăm vô mấy cái supp này làm gì. 1000 hộp BCAA, EAA ko bao h giúp thím tăng cơ bắp sức mạnh tốt bằng chỉ 1 lọ DECA hay 2 lọ Testosterone được cả.
Còn thím lo spike Insuline từ Leucin e cũng lạy luôn, vđv chuyên nghiệp còn chưa phải lo mấy cái thứ như thế nữa là mấy thím trên đây

Aeropress_supporter
@Aeropress_supporter
#4327

Đó gọi lá mất cân bằng cơ bắp giữa nhóm cơ prime mobilizer ( rotatorcuff) và nhóm cơ prime mover (;pec, lat, delt ). Khi nhóm cơ mover mạnh hơn cơ stabilizer vốn có nhiệm vụ giữ cố định đầu tròn của xương cánh tay nằm trong khoang glenoid của xương bả vai thì nhóm mover mạnh hơn sẽ kéo lệch đầu xương tròn đó ra khỏi ổ khớp vai khi bác thực hiện chuyển động và có thể làm các đầu dây chằng và các cấu trúc xung quanh như acromion bursa... bám vào nó va chạm với mỏm xương acromion gây trầy xước hoặc sưng viêm.
Tập lưng nói chung chung quá, nói cụ thể hơn là tập nhóm cơ rotatorcuff để nó mạnh hơn và cân bằng đc sức mạnh với nhóm cơ prime mover. Tập lueng mà chỉ chăm chăm kéo xô thì khả năng cơ xô (lat) bị căng cứng cũng có thể làm lệch đầu xương cánh tay khỏi ổ khớp gây đau vai như thường.

karz_code47
05/2007
@karz_code47
05/2007
#4459

Hnay deadlift dc tầm hơn 60kg rồi các thầy ơi. Dc 4rep hihi.
Squat đang xuống kg lại để tập deep squat. Dc tầm 30kg.
Bench thì dc 40kg.
Cảm thấy lần tập này bản thân tiến bộ hơn rất nhiều về cả kỹ thuật và số kg nên khoe với mọi người cho vui. Anh em đã pro thì bỏ qua nha.
Squat đang xuống kg lại để tập deep squat. Dc tầm 30kg.
Bench thì dc 40kg.
Cảm thấy lần tập này bản thân tiến bộ hơn rất nhiều về cả kỹ thuật và số kg nên khoe với mọi người cho vui. Anh em đã pro thì bỏ qua nha.

nhuthe
01/2008
@nhuthe
01/2008
#4537

Bạn muốn tăng cơ thì điều kiện đầu tiên để tăng cơ là bạn không có hoặc rất ít cơ.
Bạn muốn giảm mỡ thì điều kiện đầu tiên để giảm mỡ là bạn phải có mỡ.
Khi bạn nhiều cơ vl rồi thì bạn méo quan tâm đến tăng cơ, giảm mỡ nữa.
Đấy là facts. Chân Văn Ái

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#4595

Hello các bạn,
Tiếp nối tinh thần của Mr. Chân Văn Ái, đó là đọc study thay tin vịt, in science we trust, mình giới thiệu đến các bạn một study nóng nổi mới ra lò (March 2021) vừa thổi vừa xơi, thực hiện bởi Numes và cộng sự, bàn về chủ đề thứ tự tập luyện các bài tập ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu sức mạnh và phát triển cơ bắp
Source: What influence does resistance exercise order have on muscular strength gains and muscle hypertrophy? A systematic review and meta-analysis
Nội dung này rất thích hợp cho các bạn thích ngồi mày mò chế cháo giáo án, hoặc các bạn thích "chọc ngoáy" giáo án của coach/PT.
Về cơ bản, sau khi phân tích và xem xét tổng thể (systematic review
and meta - analysis) các study trước đó liên quan đến chủ đề này, Numes và cộng sự kết luận như sau:
"The results of this review indicate that EO influences gains in muscular strength. Increases in strength are greatest in exercises that are performed at the beginning of a training session. Therefore, to optimise strength gain in a given exercise, that exercise should be performed at the beginning of the training session. For muscle hypertrophy, similar results appear to be achieved regardless of EO".
Note: EO là Exercise order, tạm dịch là Thứ tự thực hiện các bài tập (trong 1 buổi tập ~ 1 session).
Ứng dụng bản thân và bài học kinh nghiệm:
Tiếp nối tinh thần của Mr. Chân Văn Ái, đó là đọc study thay tin vịt, in science we trust, mình giới thiệu đến các bạn một study nóng nổi mới ra lò (March 2021) vừa thổi vừa xơi, thực hiện bởi Numes và cộng sự, bàn về chủ đề thứ tự tập luyện các bài tập ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu sức mạnh và phát triển cơ bắp
Source: What influence does resistance exercise order have on muscular strength gains and muscle hypertrophy? A systematic review and meta-analysis
Nội dung này rất thích hợp cho các bạn thích ngồi mày mò chế cháo giáo án, hoặc các bạn thích "chọc ngoáy" giáo án của coach/PT.
Về cơ bản, sau khi phân tích và xem xét tổng thể (systematic review
and meta - analysis) các study trước đó liên quan đến chủ đề này, Numes và cộng sự kết luận như sau:
"The results of this review indicate that EO influences gains in muscular strength. Increases in strength are greatest in exercises that are performed at the beginning of a training session. Therefore, to optimise strength gain in a given exercise, that exercise should be performed at the beginning of the training session. For muscle hypertrophy, similar results appear to be achieved regardless of EO".
Note: EO là Exercise order, tạm dịch là Thứ tự thực hiện các bài tập (trong 1 buổi tập ~ 1 session).
Ứng dụng bản thân và bài học kinh nghiệm:
- Nếu mục đích của bạn tập sức mạnh, nhất định phải tập các bài thuộc big3 (Squat, BP, DL) hoặc main lifts vào đầu buổi tập, tốt nhất là bài tập đầu tiên (và bài thứ 2), vì nó sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
- Nếu bạn tập theo giáo án có sẵn (từ internet, coach, PT), hãy nghiêm túc thực hiện theo giáo án đó, và trong phạm vi post này, là thứ tự các bài tập, ít nhất là với nửa đầu buổi tập.
- Nếu bạn tự viết lịch tập, tốt nhất (highly recommend) (và an toàn nhất) là đưa các bài thuộc big3 hoặc main lifts lên đầu buổi, sau đó thì cứ hypertrophy mà tập.
- Nếu phòng tập quá đông người, sau khi bạn đã tập xong big3, bạn có thể xáo trộn thứ tự các bài hypertrophy và bổ trợ sau đó, cứ chỗ nào trống là nhảy vào tập cho nhanh còn về nghỉ, lưu ý là vẫn đảm bảo set x rep. Lưu ý: có xáo gì thì xáo, nên tập tay (và core cuối buổi), vì tay mà mỏi thì tập không được gì nữa đâu.

14789
02/2010
@14789
02/2010
#4683

Còn phụ thuộc vào thím muốn cái gì nữa
- Ấm gối
- Support Squat
thì nó hoàn toàn phù hợp cho thím.
Còn thím muốn:
- Powerlifting Gears master Race
- Build Quality xuất sắc
- Neoprene lâu bẹp
- thêm 5% Buff
Còn với cá nhân mình thì ko phải mình giàu hay gì cả, nhưng Pinkman sẽ ko đáp ứng dc nhu cầu tập luyện của mình nên mình mua sẽ mua thẳng SBD, 1 cái size L tập hằng ngày, 1 size M cầm đi thi


Aeropress_supporter
@Aeropress_supporter
#4756

đơn giản nhất là nhờ 1 người chụp hình / quay clip góc nhìn từ trên xuống khi fenk bench ở mức tạ nào mà bi đau .
Chỗ đó KHẢ NĂNG là gối đệm , nó nằm dưới cái xương mỏm Acromion :
nếu đúng bị đau / viêm cái gối đệm đó thì khả năng là do khi bench , bên tay trái bro bị flare ( xòe ) hơn vai phải , nghĩa là chỗ cùi chỏ có xu hướng xoay từ ngoài vảo trong , kéo theo chuyển động này là xương cánh tay xoay theo cùi chỏ, đầu xương cánh tay gắn vào khớp vai bị xoay vào trong, nó làm cho các cấu trúc dây chằng, gối đệm bám trên đầu xương bị va chạm với mỏm xương Acromion kia nên phần gối đệm (Bursa) bị sưng , hoặc có thể là phần gân của cơ Rotator cuff bị viêm / rách do bị cấn vào mỏm xương acromion .
Việc bro tập bench bị đau mà tập chest press ko đau càng làm mình nghĩ là bro bị hiện tượng Flare cái cùi chỏ bên tay trái ra ngoài , vì khi tập chest press, hai tai nắm vào tay cầm của máy nó sẽ giữ cùi chỏ phải xoay ra ngoài nên bro ko bị đau vai :
Giải phải thì tập cái nhóm bài khởi động nhóm cơ Rotator Cuff ( nhóm cơ bám xung quanh đầu xương vai , giữ cố định đầu xương trong ổ khớp Glenoid ) trước khi tập các bài thân trên, và tập vững kỹ thuật bench nền tảng chứ đừng ham nặng.
tất nhiên đây là suy đoán , khớp vai là một trong những khớp phức tạp nhất trên cơ thể vì nó có quá nhiều cấu trúc cơ , sụn, gân bám xung quanh nên ko thể nhìn chỗ đau mà phán đc. Chính xác nhất vẫn là kết quả chụp MRI.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#4794

1. Có 3 lý do dẫn đến việc bạn tăng tạ OHP chậm:
a. OHP là bài rất khó tăng tạ (như nhiều bạn comment bên trên), thậm chí OHP đạt 1RM ở mức 1xBW đã được xem là 1 achievement/milestone rồi, vậy nên bạn đừng đặt kỳ vọng vào OHP nhiều quá. Để tiện so sánh, OHP = 2/3 BP là đạt yêu cầu rồi.
b. OHP là bài khó (về mặt kỹ thuật), thuộc nhóm bài compound, có lịch sử lâu đời hơn cả bài BP. Nhắc lại lịch sử 1 chút, trước đây, thi cử tạ là thi 3 bài: C&J, Snatch và OHP. Tuy nhiên, sau khi mấy anh vdv từ "hành tinh Nga" phát hiện và mang ra thi đấu cái kỹ thuật thực hiện OHP hết sức quái dị (và đi kèm với rủi ro chấn thương cao cho vdv) thì OHP mới bị loại ra khỏi bài thi đấu chính thức của môn cử tạ. Nói thêm, tại một số nơi trên thế giới chuộng old-school, họ thi powerlifting là thi Squat, Conven DL và OHP (chi tiết bạn có thể xem clip của Alan Thrall, cũng hơi lâu lâu rồi), có thể vì họ cho rằng thi OHP nhìn manly hơn BP nhiều (kiểu như standing on your own legs, méo phải dựa dẫm vào ghế), kèm với lịch sử thi đấu của bài OHP như đã viết ở câu trước.
c. OHP đã khó, mà còn xếp vào cuối buổi tập, khi đã "sức tàn, lực kiệt", thì bạn lấy sức đâu, kỹ thuật đâu để mà tập trung cho bài OHP nữa.
2. Về giải pháp, nếu bạn thích việc tăng tạ cho bài OHP, kiểu thích phát triển kỹ thuật và mức tạ cho các bài main lifts, và vẫn muốn dùng lịch hiện tại thì mình thấy bạn nên sắp xếp lịch tập lại, theo 1 trong 2 giải pháp như sau:
a. Sửa lại ngày Power Upper: BP > BOR > OHP > Decline BP > Lat pulldown > Arms works.
b. Sửa lại ngày Hyper Upper: OHP > Incline BP >..., tức là đẩy OHP lên đầu, tập khởi động theo set x rep ngày Power, bỏ bài Flye đi, kg chết ai đâu, hoặc có thể hoán đổi (swap) bài Flye đấy qua buổi Power Upper, thế chỗ cho bài OHP.

14789
02/2010
@14789
02/2010
#4846

Thím hiểu thế là sai nghĩa dẫn xuất trong y khoa rồi.
Nó xạo lol đó thím, thím rush 10IU HGH + 1IU/kg Insuline cũng ko lên nhanh được đâu trừ khi chạm trần cơ bắp. HGH chưa bao h là thứ giúp thím to nạc nhanh trong thời gian ngắn cả ( xài HGH cỡ 6-8 tháng vẫn bị coi là ngắn và vừa chứ chưa gọi là đủ ) , to nhanh, khô, mạnh thì chỉ có Tren từ 700-1000mg/tuần thôi hoặc 2-4mg m-tren. Đa phần bọn youtube nó chỉ nói phần nổi, phần chìm nó giấu đi để bán hàng chứ.
bản thân ông Nhân bán Mk-677, mà toàn xài HGH ngoại sinh chứ có uống MK-677 thay HGH ngoại sinh đâu, chưa kể cái stack thuốc của ổng tính bằng tiền trăm triệu cmnr thì ko ai để ý

Nói chung e khuyên thím ko nên xài, cơ bản SARMs trên lý thuyết nó rất ngon nhưng mà cơ thể mình nó luôn giữ ở trạng thái cân bằng nội môi, khi thím đẩy chỗ cần đẩy lên thì những chỗ khác liên quan cũng bị kéo theo và ko thể kiểm soát được ( như Roids giờ có thuốc chống tác dụng phụ gần hết, Sarms thì còn quá ít ). Bản thân chúng ta lớn lên cơ thể nó cũng đã tối ưu chuẩn nhất theo thể trạng rồi, thím muốn phá vỡ thì phải rất thận trọng.

14789
02/2010
@14789
02/2010
#5038

Program này vớ vẩn, thím nên bỏ:
- Volume cao ( Tập lấy Strength thì Volume phải từ trung bình tới thấp )
- Intensity cao ( Tập lấy cơ bắp thì cần Volume cao, nhưng Intensity phải ở mức từ trung bình đổ xuống để không gia tăng áp lực lên hệ thần kinh )
- Rest Time ko đủ ( RPE 8 nghỉ tối thiếu 3-5 phút mới đủ cho hệ chuyển hoá ATP-CP nó hồi tạm đủ để tập )
- Tập nặng xong rồi còn HIIT, ko bàn chuyện mất cơ hay ko thì thím sẽ bị vô trạng thái nợ Oxy ( debt oxygen cực kỳ nặng ), mà vô trạng thái này rồi là sau buổi tập 3-7 tiếng người thím lúc nào cũng nóng bừng khó thở, mệt cực kỳ, ảnh hưởng tới sinh hoạt làm việc một cách rõ ràng luôn.
- Cái này day 2 4 6 thì chắc có cả day 3 5 7. 6 buổi 1 tuần đến cả Advanced Lifter như mình có Peptides với HGH hỗ trợ còn chịu không nổi chứ đừng nói tới mấy người bình thường như thím. Mình phải tập theo kiểu High - Low - Med - Low - Med - Med - Low Intensity cơ thể nó mới dung nạp được, ko là toàn bị quá tải thôi. Không phải mà tự nhiên các Program Strength tốt nó toàn chỉ 3-4b/tuần không thôi đâu. Thậm chí Program cho dân World Class, tập 3b tuần, cứ 2-3 tuần là đã phải deload rồi
=> Program ko thực tế, ko ai chịu nổi kiểu tập này cả, có đâm thuốc hạng nặng vô cũng ko chịu nổi , cơ bắp có Drugs Enhanced có thể chịu được nhưng với 80% và RPE 8 mà đúng ấy là Hệ thần kinh trung uơng - CNS sập chỉ sau 2 tuần tập, chưa kể tới task CNS quá mức làm khó ngủ hoặc ngủ không sâu và chán ăn => không hồi phục được => tệ càng tệ hơn.
Nên người tạp được program này chỉ có tập phá program hoặc 1RM bị sai với nhập bậy bạ vào.
Tập được .............. trên giấy nhé thím


14789
02/2010
@14789
02/2010
#5103


Mới lấy cặp Wraps Extreme của Cerberus. Chơi ngu vãi các thím ạ tưởng nó cứng hơn Elite 1 tí thôi ai dè nó cứng tới độ quấn mà gãy cả tay nhưng quấn đủ 6 vòng thì buff tởm lắm. Với Wraps này hy vọng e sớm là người VN thứ 4 Squat Wraps được 300



https://www.instagram.com/p/CPP4X9AgX_U/?utm_medium=copy_link

14789
02/2010
@14789
02/2010
#5200

- 0.5mg Cabergoline mỗi 2 ngày trong 6 tuần
- 200mg P5P mỗi ngày
- 100mg DHEA mỗi ngày
Bao nhiêu shots cũng chiều

14789
02/2010
@14789
02/2010
#5208

Bình thường thím muốn biết sự tồn tại, công dụng của mấy cái này thím phải trả tiền. Giờ em chỉ free rồi mà thím còn muốn đồ All in One, được voi đòi tiên thế

Thực ra mau ra ko phải là cái gì xấu vì nó thể hiện thím thực sự có hứng với bạn tình, mấy người lâu ra là đều bị rối loạn dopamine dẫn đến ko có cảm hứng với bạn tình nên dẫn đến rất khó ra chả hay ho gì vì khi make love ko thấy sướng lắm.
Còn thím thật sự muốn lâu ra thì qwerty coi porn nhiều vô cho lờn dopamine là thành lâu ra ngay, mà cái này là chơi ngụ nhé



qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#5459

Theo mình thì bạn nên từ bỏ cái mindset cân đo đong đếm chính xác calo và macro từng bữa ăn hàng ngày đi, đặc biệt là nếu bạn đang ở VN và chuẩn bị lấy vợ.
Phiên bản dài dòng hơn thì như thế này:
Pros: chắc bạn biết rồi khỏi nói chi cho mệt.
Cons:
- Mất công: phải cân thực phẩm tươi sống (raw), tính toán các kiểu, nấu xong lại phải cân lại, để tính lại (theo tỷ lệ chia phần với vợ).
- Mất tình cảm vợ chồng: nếu bạn nấu thì ok fine, nếu vợ nấu mà đi hỏi bx hôm nay e nấu bao nhiêu gr thịt, bao nhiu gr rau, cơm nấu mấy gr thì cẩn thận "cơm không lành, canh không ngọt", tối có khi lại phải ra salon nằm.
- Stress: vợ không làm theo ý mình, hôm nay ăn thiếu pro, mai ăn dư fat, mốt quá nhiều carb, blah blah blah.
Giải pháp:
1. Ăn theo vợ nấu, nhiều ít là do mình.
2. Nêu đầu tư 1 set tô - chén - dĩa đồng bộ, trắng hoặc đơn sắc, mục đích là để ước lượng bằng mắt.
3. Tùy theo phản ứng của cơ thế (tăng/giảm cân/cơ/mỡ hoặc size quần ào) mà điều chỉnh lượng ăn nạp vào dựa trên lượng ăn chuẩn (đo bằng mắt trên tô/chén/dĩa chuẩn), vd: muốn tăng cân mà cân lại giảm thì ăn nhiều lên, tăng cơ mà mỡ lại lên nhiều thì giảm carb tăng pro.
4. Vẫn duy trì 1 hũ whey làm backup plan, hôm nào nhà ít thịt cá thì tối làm 1-1.5 scoop là xong.
5. Cái quan trọng nhất, "happy wife happy life", việc ăn dư/thiếu vài chục gr pro/carb/fat không quan trọng bằng vc sống vui vẻ. Vì sao, vì trong dài hạn, miễn là bạn tạo trend/habit ăn uống đúng thì việc lệch vài chục % macro giữa cân điện tử và đo bằng mắt thường là không đáng kể, nhưng vợ mà không vui thì ...

blmg
08/2009
@blmg
08/2009
#6213

Vàng quan điểm
Ký sự về 1 phong gym cuối năm 2020, toàn chữ thôi, các xếp đọc cho vui, review thì để hôm khác, nhiều chữ gõ mỏi tay với lại cũng lâu rồi không còn ảnh ọt gì nữa, nếu có tiếp phần sau sẽ có ảnh

Phần 1- hồi quán gym mới mở
Nói sơ qua thì
Một vùng núi, xa thành phố 150km ( thành phố cũng top từ dưới lên

Về dinh dưỡng thì không cần phải nói,90% nghèo nên dân ăn chay với “ heo thì” thì còn phải lậy dân ở đây vài chục cái, thôi thì được cái cơm chan canh rượu xịn tự nấu, ngoài ra săn bắt, hái lượm cũng thoải mái qua ngày, còn dân không “ heo thì “ thì như các chuẩn mực chung của xã hội, ăn nhậu karaoke cả ngày……
Nói sơ qua, ở dưới “ miền xuôi”, dân thành phố thấy các anh “ đồng bào” trên núi xuống làm việc như trâu, bao xi măng gì chứ xách băng băng mà phải lắc đầu lè lưỡi “ ô sao họ khỏe thế nhể, chắc trên đó dân họ khỏe vậy”, đôi khi chủ đề này còn được các gymmer tranh cãi tóe lửa xem gymmer hay thợ hồ bốc vác khỏe hơn??…… Nhưng họ quên mất 1 thứ, đó là dân bốc vác về thành phố toàn…. Hàng tuyển, có thể nói là tinh anh, cả bản có vài mống như thế thôi, lol….
Thế còn những người ở lại bản thì sao, thôi thì các anh em voz lùn đụt, cận trĩ đừng mặc cảm, trung bình chiều cao của họ chỉ 1,55m tới 1m65 thôi, cân nặng thì chuẩn 45-55 kg, mi nhon do rượu và chế độ ăn low carb huyền thoại của các chị em giảm mỡ nên ngoài vai ( trước, giữa, sau, tay trước), bắp chuối do chặt củi, phát nương, đi rẫy thì người đúng nghĩa xì kê, hồi tôi mới lên tôi tưởng cả bản họ nghiện, nào ngờ đâu bây giờ nghĩ lại thấy ăn năn quá
Trái với dân xì ke thì ở một nơi tôi ở có mức sống trung bình khá, quán trà sữa, quán bia 50m có 1 cái, oh god?_? nên các anh em ở đây có 1 hình dạng hơi chung là tay chân bé nhưng bụng thì khỏi chê, lít 1 lít 2 là bình thường, còn các chị em thì bụng chửa vượt mặt 8 tháng rồi nhưng 5 năm nay chưa đẻ…., mặc dù đôi khi đắp hàng hiệu vào người với các phụ kiện đắt tiền che eo giấu bụng, đi SH hay ô tô thì các anh chị em vẫn rất…. mặc cảm vì cái bo đỳ phì nhiêu , màu mỡ, phốp pháp của mình. Đôi khi mua quần áo về cứ ngỡ nó sẽ bó vai, bó ngực nhưng mua về thì nó là bó…. Bụng. các chị em thì đêm đến uống cốc trà sữa mà thở dài” bao nhiêu thuốc thang giảm cân nốc tiền triệu mã mỡ vẫn còn, mỗi bữa con ăn có 1 bát cơm với rau thôi mà ông trời ơi..”…..T_T
Thói đời là thế, gầy thì muốn đắp thêm tý thịt, béo thì muốn cho đi tý mỡ, nhưng số phận gặp nhau thì mỡ không chuyển từ người nọ sang người kia được, tập luyện cùng nhau mãi cũng chán thế là các anh chị đành ngậm ngùi đưa nhau vào nhà nghỉ “ giãn cơ” cho đỡ buồn, còn FA thì quay tay, chơi lửa chùa tiếp mặc sự đời.
Một số người có quyết tâm thể thao cao hơn, nhiều tiền thì chơi mấy môn được đánh giá là quý sờ tộc : cầu lông hay bình dân như đá bóng, bóng chuyền, còn nhẹ nhàng thì đạp xe đi bộ…..Nhưng bao năm qua, bụng to mông to nó vẫn cứ to, thế là cả huyện chìm trong oán thán, lầm than do – Thiếu và thừa mỡ _ _!
Chán nản với tinh thần yêu dâm dục, ghét thể thao nên 1 số nhà đầu tư quyết tâm mang đến 1 làn gió mới với phương châm “nhà nhà hết nghiện, thùng phuy bớt mỡ”, các khẩu hiệu thể thao từ xã đến huyện chả ăn thua thì thôi đành chơi lớn : MỞ PHÒNG GYM
Như sét đánh ngang tai, dân tình từ ngạc nhiên há hốc mồm đến tột độ vui sướng “ ôi DM thần linh, bớ làng nước ơi, bà con ơi, tôi sắp đẹp rồi….” 1 viễn cảnh tươi sáng sắp đến, các anh thì mơ ước có 1 body nhẹ nhàng thì như chris heria, hơn tý thì như idol Lý Đức thế hệ cũ, có ông còn mơ đến cơ bắp của 1 cha nào đó trong phim” kẻ hủy diệt” ???., hàng xóm thì kèn cựa nhau : Dm nó sắp đẹp rồi, tao cũng phải đăng ký gấp. Nhà nhà mua đồ thể thao, băng tay, quấn cổ tay, giầy dép quần áo các kiểu chuẩn bị chiến đấu
Phần 2 : Tập luyện
Quán gym mở ngay gần nơi đắc địa của huyện, chỗ ngã 3 dân đông đúc nhất, cạnh 3 quán nhậu, 2 quán trà sữa, 2 cái nhà nghỉ, đấy tâm lý phết, tập mệt thì các đôi dẫn nhau đi ăn hay vào xoa bóp salonpas trong nhà nghỉ cũng được mà
Ngày 1
Cái ngày phòng gym đã mở, cách chỗ tôi ở 50m theo đường chim bay, chuột chạy thì hơi xa
Phòng khoảng 200 m2, trang thiết bị cũng ổn so với kinh tế ở đây, khoảng đầu tháng 10, cái hình thì thôi phần sau up vì nó giống hệt nhau mà
Ngày đầu tiên nhìn tử ngoài quán đông nghẹt, chắc phải hơn trăm người, chen nhau lúc nhúc. Tôi đang đi chợ qua thì thằng ku cách mấy nhà lôi cổ vào trong đỡ tạ hộ nó không tạ đè chết, tôi nghĩ bụng đông thế mày muốn chết cũng khó á

Đầu tiên khi bước vào, 1 anh đập chai some trổ chạy ra thu tiền tập, do không đóng tiền tháng như mọi người nên tôi phải nộp tiền buổi đó, 15k,may mà chưa mua đồ ăn về nên vẫn có tiền…..
Vào bên trong, ôi DM thần linh ơi, đồ chơi nào cũng chục ông/bà xếp hàng đợi đến lượt, phòng không điều hòa chen nhau mệt vật vã. Bơi qua biển người cuối cùng cũng đến chỗ đẩy tạ BP, vừa đỡ tạ vừa nhìn thiên hạ tập.
Như Một bộ phim lặp đi lặp lại động tác nhiều lần, hội thoại cũng ít, chỉ có la hét hoặc rên sung sướng, xung quanh vang tiếng thở hổn hển, xuýt xa, đến đây chắc mọi người tưởng tượng ra JAV, nhưng không phải, đây là phòng gym, và khác AV ở chỗ họ có quần áo để mặc, hê hê
Phòng chia làm 2 bên, khá chuyên nghiệp ( chắc thê) 1 bên các rack gánh tạ, tạ và các đồ chơi sức mạnh, bên kia thì máy chạy bộ, đạp xe, lắc hông cho các chị em phụ nữ
Do thể lực mặt bằng chung kém, nên ghế preacher curl với xà kép, xà đơn là 2 thứ dân tình…. Đéo tập được, và không có trợ lực nên đành ra máy hoặc tập tạ, để mức thấp nhất cho dễ, do đang đông nên thay phiên nhau phải chờ đợi, nhưng chắc chắn là mấy bà mà đợi đám đạp xe, chạy bộ nó xuống cho đến lượt chắc đến hết đêm K, đỡ tạ cho thằng ku kia 1 lúc, tôi đi về….
Ngày 2
Tml kia lại lôi cổ tôi đi tiếp, hôm nay có vẻ ít người hơn tý, và hôm nay tôi mới biết phòng gym này thiếu….PT, mai pt mới vào, ô đệt,hôm nay chắc hơi mệt nên các ông bà hôm qua tập ít nhiệt hẳn, trời nóng nhưng mà là dân mới tập quên mang theo nước uống, mọi người vẫn cố gắng, hôm nay thì tôi ra cái ghế cuốn tạ với cái xà kép bị ruồng bỏ kia tập cho đỡ buồn, tiện thể ngắm cảnh xung quanh
Một số các em xì ten đến chụp ảnh sang chảnh up dicktok, à nhầm ticktok, hôm nay mình đi tập gym nè các anh, ahihi, tiếp đến làm 1 số động tác uốn éo làm mấy thằng bé đang tập tạ tý thì nổ card mà chết
1 thanh niên khá béo, bước vào cầm theo chai cô ca 1,5l ?_?, tôi đoán là để tăng động lực giảm mỡ vì 1 lúc sau cái chai đấy hết sạch
Vài bà sồn sồn chắc đi tìm hàng, liên tục cạ hàng vào các thanh niên trai tơ, ấy em ơi đỡ hộ chị cái này tý…. Mày phải sát vào xem nào……
Tổng kết cuối buổi, có cái cân được mang ra, sau những phút tập cardio tự phát và ngẫu hứng vì nó chẳng theo 1 cái quy luật thể thống cống rãnh, lại thêm trời nóng toát mồ hôi không uống nước cả tiếng, giây phút định mệnh đã đến,ánh mắt sáng ngời của mọi người dồn vào cái cân, ai nấy đều mặt mũi sáng ngời, các câu nói của họ làm tôi vô cùng cảm động rớt nước mắt :
- Chị ơi, em giảm hẳn 5 lạng này- 1 chị sồn sồn gào lên vui sướng
- Ăn thua gì, anh giảm hơn 1 cân đây- 1 anh giai tầm gần 1 tạ dõng dạc phát biểu
………
Tôi ngán ngẩm lắc đầu chả dám ý kiến gì,phòng không quạt không điều hòa lại đ’ có nước uống thì lạc đà nó cũng giảm cân mất nước( thì nó cũng là giảm cân mà), chỉ là họ chưa phân biệt được mỡ với nước thôi, giờ có ý kiến thì khác gì ném đá hội nghị, chủ quán với dân tình nó lại xúm vào đánh cho, xong buộc đá thả trôi sông thì anlon…
Sau chuyện vui vì “ giảm cân” 1 số chị gái tự thưởng ngay cho mình 1 cốc trà sữa loại tầm 800ml hay 1l gì đó, tôi không rõ vì nó to gấp rưỡi, gấp đôi cái size 2XL tôi thấy ở ngoài phố……. Còn 1 đám các đại hiệp U40, 50 đang phán xanh rờn: “ Dm tưởng gì, hóa ra giảm cân dễ ợt, kiểu này 1 tháng tao giảm 20kg là bình thường….”,” chuẩn rồi anh ơi thôi anh em ta đi liên hoan , chúc mừng sự kiện này….” 1 lúc sau đã thấy các bố lên lịch nhậu ngay trong ngày, xuyên đêm đến 2 h sáng…..
Ngày 3
Hôm nay tôi không đi tập, nhưng đi sửa con xe máy Làn sóng trung hoa ,ngay gần quán gym, tiện thể ngồi chơi hóng nắng…
Không hiểu sao sau 2 ngày hừng hực khí thế, dân tình nay còn 1 nửa
ở quán, PT đã xuất hiện, và như thường lệ, các câu hỏi do các anh chị em đặt ra cho pt chắc cũng như … thường lệ ( chắc ai làm pt sẽ phát ngán mấy câu hỏi củ chuối này ), mặc dù đã lăn lộn ở thớt Strengh của Coạc Minh cũng lâu nên tôi cũng rõ về nội dung trả lời của PT này, nghe có vẻ khá chất lượng, cái này tôi không chuyên sâu , mà là vấn đề chính của người hỏi :
anh ơi, sao em ăn ít cơm thế mà vẫn béo ?- 1 em gái sụt sùi như sắp khóc. Tôi thì lạ gì nó, ai cũng nghĩ nó có bầu, ??, nhưng ngày nào nó chả lượn qua mấy quán ăn vặt, ăn sáng, bánh ngọt vài vòng, và đúng là nó ăn cơm… ít thật, và trong lúc hỏi, nó cũng đang tu 1 chai nước trà xanh 0 độ, vì nó nghe bảo” uống trà xanh sẽ giảm béo ??”, cái này cũng 1 phần lỗi của tôi vì trước nó có hỏi tôi “ anh ơi uống nước trà xanh có giảm mỡ không” – tôi trả lời “ có giảm tý tẹo tèo teo thôi em”- nó cảm ơn rối rít, đến giờ tôi mới biết trà xanh this, trà xanh that và kia là “ trà xanh “ của nó. ,,/,,
em ơi, chụy tập bụng mãi sao không thấy giảm mỡ bụng, abc, xyz….?-“ à chị phải giảm dần toàn thân chứ chị ơi” –pt trả lời, và nhận được câu phàn nàn “ mày làm thế nào thì làm, chị chỉ cần giảm mỡ bụng thôi, mấy cái khác kệ nó đi”……
anh ơi, phải tập mấy tháng thì được cơ bắp như anh ạ- 1 câu hỏi đến từ 1 thanh niên xì ke le ton, chân to như tay, tay to như tăm.,- “ à chỉ cần vài tháng thôi em ạ/ wtf??” nghe câu trả lời của pt thì tôi không biết hắn đang troll hay âm mưu gì, có khi là để lên dây cót tinh thần cho thằng ku, chứ nhỡ nói ra không dưới 7 năm thì nó lại chả lặn mẹ nó mất…..
anh ơi, làm sao để tập cho nó thon người lại ạ, em không thích to quá như anh đâu, nhìn nó thô-pt im lặng , chắc là do nghẹn ngào hay sốc nặng về tiêu chuẩn thẩm mỹ của giới trẻ ngày nay…. Tôi thì biết thanh niên này, ra đường ai cũng tưởng hắn nghiện, nhưng do làm y tế nên kim tiêm hay nhét cốp xe….à nó nghiện thật không thì trời biết
anh ơi, sao em ăn nhiều lắm mà sao vẫn gầy ạ, mỗi bữa em ăn tận 2 bát cơm cơ mà ??- thanh niên pt lại khổ công trình bày dinh dưỡng abc….
Con bò tót được sửa xong, tôi dông luôn
Những ngày sau đó thì cuối năm, tôi không ra quán gym, nghe loáng thoáng là PT chuồn mất, thi thoảng đi chợ qua thấy ít người tập dần thấm thoát đã sau tết
Ra quán sau 3 tháng, quán chỉ còn 9-10 người tập, vào chém gió với mấy cựu chiến binh còn sót lại, mới biết nguyên nhân người ta không tập gym nữa
Người thì kêu không có pt hướng dẫn, nghỉ
Người thì tập được 3 hôm về chân tay đau nhức, không tập tiếp được, nghỉ cho khỏe
1 số bà tập thì ít, về mệt ăn tạm mấy cái bánh ngọt, giờ tăng thêm vài kg, thế là nghỉ
Mấy ông gầy tập 3 tháng không lên nổi cân nào, chán quá nghỉ
Mấy ông bà béo béo sau các chầu nhậu và đồ ngọt, dường như thấy bệ vệ hơn trước/ wtf?
1 số thanh niên ham biểu diễn deadlift chắc sai kĩ thuật, và không nhìn thấy mặt lần 2 nữa
1 số thì đấm đá bao cát, bị bong gân sml, và cũng nghỉ cho khỏe….nói lại nó là bao nhồi cát chứ không phải nhồi vải hay nhồi bông….
…..
Gặp lại người quen đang tập ở đây, thấy hắn lúi húi lấy dây đo bụng, tôi hỏi “ đỡ tý nào không anh”-“ vẫn thế, bụng 104 cm,,/,,”
Vẫn có vài người trụ được, nhìn khác biệt hơn so với ngày xưa thấy rõ, chưa được ổn lắm nhưng so với xưa thì đỡ hẳn
Các thím có gì cứ có ý kiến em viết tiếp phần 2 cho máu ạ, sang phần sau mới là phần em đi tập

blmg
08/2009
@blmg
08/2009
#6221

@qminh1806 thank coạc, em viết nốt đây cho nó đỡ mất hứng; à mà liên thiên tiếp 1 góc phần 1 bổ sung, tiện thể trả lời @Dr.Doommmm
ở vùng núi, đi ra xa trung tâm huyện là hàng quán rất ít hoặc 1 số xã là không có luôn, nên đi đường cái chai nước rất quan trọng. đối với dân bản hay đi nương làm rẫy thì không mang nước thì chỉ có nước ra suối mà uống. Thế cho nên đi đá bóng hay cầu lông… hầu như ông nào cũng có bình nước riêng của mình, thường để balo hoặc cốp xe
Quán gym xây kiểu nhà ống, mái tôn sắt không cửa sổ không quạt, nóng chảy mỡ, về sau chủ quán bán luôn nước uống, nước ngọt, bia, thậm chí tôi thấy cả can rượu ?_? để phục vụ khách. Nhưng dân nghèo toàn uống nước trắng ở máy lọc nước của quán ( dân giàu thì mua nước ở quán), về sau chủ quán cũng cất cái lọc nước luôn ( kinh doanh mà)
Theo quy luật cung cầu và nhu cầu, mua nước thì đắt, uống thì bao nhiêu cho đủ,dân tập phải mang cái bình nước quen thuộc của mình. cái bình nước luôn được ưu ái thể hiện cá tính, các chị em thì thôi khỏi chê, xanh đỏ tím vàng, lbgt+ hay màu hường nó là bình thường, có nơ hay ren thì cũng chả ai có ý kiến
Nhưng với khu chỗ tôi ở thì dân dã, thường là chai nước trắng hãng Aqua(china) , ruột nước ở nhà mang đi cho tiết kiệm. một số dân chuyên thì mang bình lắc shake hàng hiệu chứa BCAA xanh xanh đỏ đỏ ( ban đầu tôi không biết, về sau hỏi mới biết, hê hê gà mà ), nhẹ nhàng thì chai nước 3A 0,5 l đơn giản
Thế nên việc thanh niên kia mang quả chai cô ca lít rưỡi đến (phòng đông nên nước uống để hết lên nóc tủ đồ ), đập vào mắt ấn tượng, phải nói là ấn tượng vì nước bên trong không phải màu trắng mà là màu nước ngọt quen thuộc, nhưng phòng đông, chả có ai rảnh hỏi “ mày mang nước ngọt vào uống làm clgt”
Thanh niên thứ 2 tôi tứng gặp thì cũng khá ấn tượng vì hắn mang 1 cái balo rất to , thêm quả tướng tá cũng rất to, tay này bench press được 110 , no1 của phòng gym. Mỗi khi hắn đến là găng tay, quấn cổ tay, bọc gối, bọc khuỷu tay….. và lôi trong balo ra cái bình nước ( hay phích nước ??) to tổ bố, có cốc hẳn hoi chứ không như lũ cục súc tu bằng mồm như bọn tôi, nó to gấp đôi cái chai 3l trong hình, chắc là loại giữ nhiệt
Tản mạn về cái bình nước đủ rồi, tiếp theo là làn sóng tập Gym thứ 2 mang tên TẾT
à khoan hình ảnh bổ sung về mặt bằng chung dân nghèo ở đây, như trong ảnh thì bro Doomm cao 1m8 bằng tên áo xanh " ngành" bên phải, được khoanh đỏ, thế nên dân chủ yếu là như này ( mà đây còn là đội thể thao 18 tuổi tiềm năng của huyện đấy
Phần 2 SAU TẾT
Phòng gym vốn yên ả, khách tập cũng ổn dù số lượng không nhiều, nhưng một làn sóng thứ 2 ập tới, đó là ác mộng mang tên TẾT
Ác mộng của các anh gầy : Vì ở xa nhà, các anh quê ở tận Sơn La, Hòa Bình, Nam Định….. nói chung ở xa rất nhiều, nên tết về là xách theo chai rượu 3 kick hoặc là rượu ngâm ( ngâm bất cứ cái đéo gì cũng được, miễn là nó có tiếng bổ thận tráng dương , tăng cường sinh lực ), rocket, sâm... nhét chật túi về nhà thăm vợ. nhưng thật ra là khỏi nghỉ tết, vợ chồng lâu ngày không gặp nhau nên 1-2 tuần tết cứ phải gọi là chạy hết công suất
Ác mộng của các anh chị em béo béo : cũng là tết, nhưng mà ôi dm, tết bánh chưng, nước ngọt, kẹo, bánh blala…. Cộng thêm sức ăn trời phú thiên bẩm sẵn có của mình thì các anh chị như cá gặp nước. Mồm tự nhủ, tết mà, ăn tý có sao đâu, cả năm mới có 1 ngày tết…………………………….Sau tết ông bà nào mặt cũng tròn trịa má phính, bụng với mông đùi lượng mỡ lại lên một ….. tầm cao mới
Ác mộng của các chị em eo thon, các anh 6 múi thì cũng khổ không kém : chỉ nhìn mà ngại ăn, nhưng không sao, sau tết bớt khổ như đám trên
Sau tết, ai cũng thay đổi rõ rệt, người thì hom hem hơn, người thì bệ vệ hơn, tôi cũng bị cuốn vào cái vòng xoáy lầm than đó. Sau tết nhẹ nhàng nhảy lên cân : ô DM 79 kg, có bầu rồi, bụng hơi to nên ngại chụp ảnh, thế là tôi lên lịch 1 tuần tập 1 lần tiếp. nói thêm thì tôi là dân street workout hàng phake lòi, nói cho sang mồm thôi chứ thường thì là đi bộ , leo dốc, đi la liếm vòng quanh thấy gì thì tập nấy
Ngày đầu tiên sau năm mới đi tập lại, phòng gym lại đông, các ghế đẩy tạ được cho vào tít góc phòng ( chắc sau vài lần bị vướng người qua lại ) và cái bao cát đưa bao nhiêu người đi băng bó cũng được cất đi (lol, cái này nhắc lại là cái bao nhồi cát tầm 40-45kg, có đá vào nó không có nhiều đàn hồi nào cả nên mấy anh lấy le với các em gái thi thoảng ra thể hiện rất lực, thím nào chơi trò này cũng biết là tay trần chân đất mà táng sai kĩ thuật là trật cổ tay, cổ chân gây bong gân băng bó là bình thường, nhất là cái bao loại này)
Như bao anh em lâu ngày tập tạ lại, tôi bắt đầu lặc lè đẩy quả tạ xiêu vẹo , mặt tái xanh như đít nhái, lưỡi vắt sang 1 bên và thở như 1 con …. Dog, ô dm quả tạ 75kg hay đẩy ngày nào đ’ nhúc nhích 1 cm, sau 1 lúc nỗ lực cố gắng cuối cùng cũng được 1 cái, thôi bỏ bớt tạ ra vậy, đi ra mấy cái đồ chơi khác, kết quả cũng tụt mỗi thứ 1 tý…..
Đến giờ tôi mới có thời gian đánh giá cái ghế đẩy tạ ngoài quán, dù là hàng chắc cũng chưa xịn lắm nhưng so với đồ chơi xuki việt nam ở mấy nhà tôi la liếm thì 1 trời 1 vực, tạ phi 50 nâng đầm chắc hơn, cầm tay bám hơn và cái ghế cũng vừa vặn, êm, thôi thì tiền nào của nấy mà
Tạ tay bofit bọc cao su, cái này thì tôi tuyên bố cái quả tạ tay ở nhà ( loại vặn cho bánh tạ vào) là dbrr luôn, vì ngoài quán cầm nó cân, độ to vừa phải khi nâng ít bị va vào mõm ….
Các đồ chơi xà đơn, xà kép , máy chạy bộ….các loại đều khác biệt rất nhiều so với hàng bình dân gia đình mấy cái này ngại review lắm, thôi tốt nhất là có thời gian là ra quán cho nó lành, tập ở nhà dăm bữa là chán ngay.
....................................
pt thứ 1 đã nghỉ lâu rồi, ở phần 1
PT thứ 2 xuất hiện,tôi nhớ mang máng là ku này trước hay đi thu tiền bốc bát họ mà, sao giờ nó làm pt
Sang tuần thứ 2, PT thứ 3 xuất hiện, tên này không tệ, là tay ngang trong xã chuyên leo trèo cột điện chuyển sang nên nhìn cũng ra dáng pt??, các chị em gái được hắn hướng dẫn nhiệt tình chu đáo, thi thoảng hắn lại quay các chị em lại để V1, V2 đập vào mắt anh em chúng tôi. Lượng máu đang từ cơ bắp bỗng dồn nhanh xuống phần dưới tránh giảm tải căng thẳng, đúng là 1 mũi tên trúng 2 dick, cái này các PT nào có đọc bài này nên tham khảo, chúng tôi là người tập đánh giá rất cao các hành động như này, ahihi
Sang tuần kế tiếp điểm nhấn của phòng Gym xuất hiện : các bóng hồng chân dài, sự xuất hiện của các em làm cho lượng khách lại tăng thêm đáng kể. tôi mà là chủ quán thì tôi giảm giá 50% cho các em này ngay, kéo người tập nhiều thế cơ mà…
Có gái đẹp, các anh em như được buff thêm 20% công lực, thằng ku tập cùng nay cũng tập như điên, thế đéo nào mà tôi đỡ tạ đang thấy tay nó run lẩy bẩy mà 1 em gái bước đến, nó đẩy 1 phát lên luôn.
Có gái đến chỗ tập tạ góc phòng, cả lũ im phăng phắc nhìn em gái tập. Em nó tập xong bỗng dưng hỏi tôi “ ơ anh T không chào em à…, em M đây mà…” tôi cũng ngớ người mãi mới nhận ra nó, giờ mà bảo nãy giờ anh có nhìn mặt em đâu thì chết mợ. 1 lúc sau người yêu nó cũng vào tập cùng, 2 đứa vừa tập vừa âu yếm nhau, thề non hẹn biển, rồi tâm sự chim xa tổ lá xa cành nhớ nhung,abc,……..khả năng cao cặp này tý lại tập ép dẻo ở nhà nghỉ tiếp thôi…..
Tiếp đến là 1 chị chăm chỉ từ hồi quán mở tới giờ, bây giờ eo thon ngon nghẻ rồi, không còn quần áo lụng thụng nữa mà là quần legging bó khoe giò với eo, đang quay video tự sướng, mấy em gái mới đến nhìn chị đầy ngưỡng mộ, còn các em trai thi thoảng liếc trộm chị ( tôi cũng thế mà ), mấy bà mập mập thì nhìn xong cắm cúi đạp xe tiếp lấy động lực.
………………..
Cũng như làn sóng thứ nhất, đợt 2 sau tết này người tập cũng ít dần, sau tháng 4 là chỉ còn chục người quen thuộc, mỗi lần đi tập là chỉ thấy còn vài mạng cựu chiến binh, thêm bọn nhóc lớp 12-13 gì đó đang lăn lê bò trườn các kiểu trong phòng gym, thêm quả cô vit nữa nên quán gym cũng đóng cửa.
Phần 3 QUÁN GYM MỚI
Quán gym mới này được bê nguyên xi từ quán cũ , rộng rãi hơn , khoảng 300m2 điều hòa 4 chiều 8 hướng gió lùa lạnh tụt trym, mát, thoáng, đằng sau là khu đồi núi khá rộng, hương vị núi rừng tràn ngập, khác hẳn các khối bê tông ở phố thị
Quán để trong ngõ sau, đi từ đường chính đến chỗ rẽ vào trong ngõ là phải đi qua 3 cái nhà nghỉ, 1 quán trà sữa, 1 quán bia. Nhưng giờ quán chỉ có tầm chục người, cũng chả còn các cặp đôi tập nữa nên không còn chuyện “ giãn cơ” trong nhà nghỉ nữa rồi
Thằng ku hàng xóm lại lôi cổ tôi đi tập, ok, đi thì đi, thằng ku này thân lừa nhưng ưa cử tạ, sau vụ đọc báo thấy có người tập bị tạ đè chết thì giờ bọn tôi đi phải theo đội cho chắc
Chuẩn bị di tập thôi, mùa xuân sắp đến hè nắng ấm, người ta quần áo yonex, adidas, nike…. Tôi thì chuẩn bần nông dép lê 169 lỗ, quần sệcurờty ngành logo xanh, cởi trần và bình nước quen thuộc ( tôi là IT bên đội chim mồi tài chính- khác với đội thu hồi …)
Đến nơi, khởi động xong, thằng ku nâng phát 90% rpm như thường lệ, nói cho oai chứ có 60kg thôi, toàn gà với nhau mà, tuy gà nhưng bí kíp thì không thể thiếu, thấy thằng bé nâng tay run lẩy bẩy tôi bảo – mày chưa đớp gì à sao nâng yếu thế ?
- Nó nặng vãi anh ạ
- Yên tâm, cứ nghe tao, mày cứ gào tên 1 người yêu cũ của mày, xong đẩy tạ lên là được ( cái này bí kíp của tôi, các anh em và pt có thể tham khảo )
- Ok anh, xong nó gào lên ( tên người yêu cũ thứ nhất )….. ( lên tạ 1 cái)…………( tên người yêu cũ thứ 2, wtf, sao nó trùng tên đứa thứ nhất, mà thôi chắc 2 đứa trùng tên
- Xong mặt nó nghệt ra
- -mày không đẩy tiếp à – tôi hỏi
- -hết NYC rồi anh ( ô dm thế này các bác phải có nhiều NYC mới ổn )
1 chậu nước hứng nước mưa,cũng không có gì đáng nói nhưng lũ bọ gậy đang nhung nhúc kia thì hơi thốn, nãy giờ tôi bị muỗi cắn mấy phát rồi mà đ’ biết ( nó nằm góc 2h trên hình trên, hơi khuất)
Đi tiếp ra góc phòng, nơi cái bao cát tọa lạc, ấn tượng tiếp là 1 cái chuồng thỏ ???
1 con thỏ trắng ??, đực hay cái ??, sao nó ở đây ?_?, nó mang ý nghĩa tâm linh hay mồi nhậu....???
sau 1 lúc săm soi thì....
Kệ mẹ nó tôi bắt đầu mang băng đa, bao đấm để đấm cái bao cát, chỉ tiếc là cái bao này không in mặt NYC của tôi nếu không thì lực đấm chắc phải thêm 20% là ít, hê hê
Tự dưng tôi nhìn sang bên cạnh, con thỏ sau mỗi cú đấm uỳnh uỳnh là nó sợ co rúm lại nép vào cuối lồng, mắt mở to thở hồng hộc. ờ há, nhìn con thỏ tội nghiệp tôi lại càng muốn đấm cái bao mạnh hơn, cứ mỗi cứ đấm là con thỏ lại co rúm người lại, thú tính tôi lại càng tăng và cứ thế lặp lại…..cái này tôi cho hẳn 10 điểm về độ sáng tạo của quán, rất có sức hút. mà nhắc lại quên quay video cái đoạn con thỏ mặt tái mét như đít nhái kia rồi
..........................
Thằng ku hay gọi tôi đi tập chuẩn bị đi tập bóng chuyền cho trường nên nghỉ 1 thời gian, tôi phải đi 1 mình, đệt.
…………………..
Những ngày tiếp theo, cả phòng gym chỉ có mỗi mình tôi tập ( thật ra còn con thỏ đang tập độ dũng cảm nữa), sau 2 tuần, con thỏ như quen dần, giờ nó không còn sợ tụt trym sau tiếng đấm bao cát nữa, nhìn nó cũng không còn hốc hác như xưa, mà nhìn có vẻ mạnh mẽ hơn, nhưng thi thoảng nó vẫn giật mình, tôi tự hỏi có khi nào nó sợ quá vỡ tim mà chết không nhỉ? Tập 1 mình cũng buồn, chỉ có mỗi con thỏ thi thoảng len lén nhìn tôi, tôi lại đấm bao cát 1 phát….nó lại giật mình…. thôi kể ít thôi lỡ đám PET* nghe được lại bảo tôi bạo hành động vật
( ảnh trên là 1 ku thỏ " ăn chay trường " đang bị bạo hành tinh thần, ảnh đéo phải minh họa như lều báo khác đâu, xin cám ơn)
còn đây là tôi, thằng bạo hành nó ảnh ở thời điểm gần đó 1m74 khoảng 74kg hay 75kg gì không nhớ ( ảnh cũ), không phải lúc 79kg kia, nếu xuống 72kg thì bụng sẽ bé hẳn
2 tháng trôi qua, thời gian này tôi không nhớ rõ vì cũng gần đầu năm học rồi, tôi vẫn 1 tuần đi tập 1 lần
…………………….
Tập 1 mình cũng chán, tôi phải gọi thêm người chứ không tạ nó đè chết mẹ ( đẩy có 7Xkg thôi, sau khi giảm mỡ thì thể lực cũng giảm) nhưng an toàn trên hết mà
Trong xóm trọ , để xem nào có 1 thằng và 1 đứa cũng hay thể thao, chứ xung quanh thì toàn dân nhậu là chính, tôi hỏi đứa thứ nhất ( 1 em da trắng xinh chân dài single mom miner tên Tr) :
- Ê đi tập dưỡng sinh không em, đi tập đi cho eo nó thon
- ở quán gym có anh nào cao to đẹp trai nhà giàu nào không anh?
- có cái “***”, mày mơ à!
- thôi thế em không đi đâu
- đi tập gym không mày, cho hết đống mỡ kia đi.
- bụng tao tập thì khi nào hết mỡ nhỉ
- à tầm 2 tháng thôi mày, dễ lắm ( tôi mà bảo nhìn mày no hope vl, chạy mấy năm nay có giảm bụng gì đâu thì đảm bảo nó quay xe ngay )
- à ừ, tao cũng thấy trên youtube rồi, bọn nó tập cắt mỡ cũng 59 ngày thôi mà. nói xong nó tiện thể tu lon nước màu xanh, không rõ là bia hay gì ?_?
cái này tập như nào mày, nó chỉ vào 1 cái máy kì lạ,tôi cũng chả rõ nó là gì, để khi nào chụp đi hỏi vậy
-tao cũng đ’ biết
sau 1 hồi bấm nút không thấy nó nhúc nhích, thôi bỏ qua.
nó chạy ra rack squat, tôi thấy có cái gì đó sai sai khi thấy 2 cái chắn tạ an toàn bị ai đó bỏ ra, kéo xuống đất,không biết tay chơi nào dũng cảm vậy, thôi tôi kéo nó lên không thằng kia lại anlon.......
thế còn cái máy này bật thế nào mày- nó chỉ vào cái máy chạy bộ
thú thật là từ hồi quán mở, mấy bà mấy ông béo ôm cái máy cả ngày, luân phiên chạy thì tôi còn chưa có cơ hội sờ vào nó lần nào
sau 1 hồi loay hoay thì cái máy chạy cũng được bật lên, ờ hóa ra phải cho cái nam châm vào thì nó mới bật được,nhưng mà nó cũng đéo cần mang cái kẹp nam châm đó vào quần áo, dũng cảm thật, thôi kệ cha nó. sau khi chạy thì nó cũng lăn lê bò trườn được 1 nửa đồ chơi ở đây, xong xuôi đi về.
mà không biết hôm đó nó tập những gì mà hôm đó và 3 hôm sau nữa nó nằm nhà rên như cún, lưỡi vắt sang 1 bên, tay chân rũ xuống như con đười ươi, mồm chửi DM bố thề lần sau đ’ đi tập nữa, hỏi ra mới biết nó không giãn cơ và xoa bóp cơ cho axit lactic nó trôi đi, anh dũng thật, thế mà tôi tưởng nó đá bóng lâu rồi phải biết cái này chứ ?? thôi thì kế hoạch 59 ngày giảm xxx kg của nó chốt bằng câu “ thôi bố ở nhà cho khỏe”
........................................................................................................................................................................
đã sang gần thời điểm hiện tại, khi nào có gì mới hay ấn tượng thì em sẽ viết cho các bác sau vậy, sắp tết rồi lại chuẩn bị ác mộng tết, hê hê

Qwerty.Qaz
@Qwerty.Qaz
#6324

"Yếu" khi so với ai?
Bạn bench nặng hơn tuần trước, nhiều reps hơn tuần trước, form chuẩn hơn tuần trước, speed tốt hơn tuần trước là đủ.
Comparison is the thief of joy.

qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#6364

Chúc mọi người năm mới vui vẻ, khỏe mạnh, tiếp tục có những ngày tập an toàn, chắc chắn về kỹ thuật, cải thiện về mức tạ và total nhé




Dr.Doommmm
11/2020
@Dr.Doommmm
11/2020
#6517

chuẩn bị đồ cho 1 ngày mai bận rộn nào các lifter, 400g thịt lợn sốt cà chua cho 2 bữa, bỏ thêm vài tép tỏi để tăng khả năng hồi phục
. Nay nhà hết mịe cà chua nên cho hơi ít



qminh1806
08/2011
@qminh1806
08/2011
#6572

Chúc mừng năm mới!
Mình thân chúc các bạn trong thread năm mới có sức mạnh mới, tập luyện ngày càng an toàn, kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức tạ và total ngày càng tăng tiến.
Năm hổ, phấn đấu total hổ báo, body hổ báo.



Mình thân chúc các bạn trong thread năm mới có sức mạnh mới, tập luyện ngày càng an toàn, kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức tạ và total ngày càng tăng tiến.
Năm hổ, phấn đấu total hổ báo, body hổ báo.



08/2011
Định hướng
1. PURPOSE Mục đích
Bạn tập tạ để làm gì?
General Purposes Các mục đích chung
Phần này mình liệt kê một số mục đích tập tạ các bạn hay hướng tới, kèm theo các gợi ý để các bạn đọc ở phần sau và tìm hiểu thêm.
Nutrition: ăn kiểu calorie surplus, ăn càng nhiều càng tốt. Ghi chú: đừng dùng Mass, có nhiều option khác tốt hơn nhiều.
Recovery: ngủ càng nhiều càng tốt, 1 tuần tập khoảng 2 - 3 buổi là được.
Nutrition: ăn kiểu calorie deficit, ăn càng ít càng tốt.
Recovery: nên ngủ vào khung giờ vàng (22:00 - 04:00), 1 tuần tập 4-6 buổi.
Nutrition: ăn kiểu calorie surplus, chú ý vào macronutrient (tăng tỷ lệ protein, carb/fat vừa đủ) và micronutrient, ăn nhiều hơn bình thường một chút (tầm 10-20%), có thể xem xét việc sử dụng supplement (chủ yếu là whey).
Recovery: nên ngủ vào khung giờ vàng (22:00 - 04:00), 1 tuần tập 3-5 buổi.
Nutrition: ăn kiểu calorie deficit, chú ý vào macronutrient (tăng tỷ lệ protein, giảm tỷ lệ carb/fat) và micronutrient, ăn ít hơn bình thường một chút (tầm 10-20%). Ghi chú: ăn quá ít có thể dẫn đến giảm lượng cơ bắp (aka "mất cơ", cơ chế này khá dài dòng, nhưng về dài hạn thì vẫn có xảy ra).
Recovery: nên ngủ vào khung giờ vàng (22:00 - 04:00), 1 tuần tập 4-6 buổi.
Nutrition: ăn kiểu calorie surplus, chú ý vào macronutrient (tăng tỷ lệ protein, carb/fat vừa đủ) và micronutrient, ăn nhiều hơn bình thường một chút (tầm 10-20%).
Recovery: bắt buộc phải ngủ đúng giờ và đủ giấc (22:00 - 06:00), 1 tuần tập 3-4 buổi. Ghi chú: ngủ không đủ có thể dẫn đến chấn thương, do cơ thể không đủ tỉnh táo để tập các bài explosive.
Nutrition: ăn kiểu calorie surplus, chú ý vào macronutrient (tăng tỷ lệ protein, carb/fat vừa đủ) và micronutrient, ăn nhiều hơn bình thường một chút (tầm 10-20%).
Recovery: bắt buộc phải ngủ đúng giờ và đủ giấc (22:00 - 06:00), 1 tuần tập 3-4 buổi. Ghi chú: ngủ không đủ có thể dẫn đến chấn thương, do cơ thể không đủ tỉnh táo/bình tĩnh để tập các bài big3 (aka "nhát tạ", "sợ tạ đè")
Nutrition: khá phức tạp, tùy theo phase mà có cách ăn khác nhau (bulking > calorie surplus, cutting > calorie deficit), nhìn chung là nên chú ý vào macronutrient (tăng tỷ lệ protein, carb/fat vừa đủ) và micronutrient, có thể xem xét việc sử dụng supplement (chủ yếu là whey).
Recovery: bắt buộc phải ngủ đúng giờ và đủ giấc (22:00 - 06:00), 1 tuần tập 4-6 buổi. Ghi chú: ngủ không đủ có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn (cơ phát triển không đủ/không đẹp, tạo ra mỡ thừa)
Nutrition: ăn kiểu Calorie balance, nên ăn nhiều thịt và rau củ 1 chút sẽ tốt hơn.
Recovery: nên ngủ đúng giờ, 1 tuần tập 2-3 buổi.
Nutrition: ăn kiểu Calorie balance, nên ăn nhiều thịt và rau củ 1 chút sẽ tốt hơn.
Recovery: nên ngủ đúng giờ, Calisthenics thì có thể tập hàng ngày cũng được.
Nutrition: ăn kiểu Calorie balance, nên ăn nhiều thịt và rau củ 1 chút sẽ tốt hơn.
Recovery: tập 1 tuần tầm 1-2 lần là được, vì kiểu gì môn thể thao chính bạn cũng đã chơi ít nhất là 3 lần/tuần rồi.
Training Illusion Ảo tưởng trong tập luyện
Phần này mình sẽ cập nhật một số "ảo tưởng" của các bạn khi lên kế hoạch thực hiện một chương trình tập luyện, thay đổi bản thân. Cơ chế giải thích các "ảo tưởng" này khá dài dòng, bạn nào cần tìm hiểu thì hỏi thêm, ở đây mình chỉ giải thích ngắn gọn thôi nhé.
Planning Tools Các công cụ lập kế hoạch
Ở đây mình cung cấp một số tools để các bạn plan/lập kế hoạch cho phù hợp
2. TYPE OF STRENGTH TRAINING Các loại hình tập tạ
Calisthenics: Là phương pháp tập luyện không cần tới tạ mà chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà là chính để tập luyện, còn được gọi là Bodyweight Training hay Street Workout.
Physique: Thể hình thẩm mỹ, hướng tới sự đối xứng, hài hòa hình thể của người tập. Đặc điểm chung của Men physcique: Lưng dài, eo thon vai rộng. bụng nét, ngực nét. Idol: Jeremy Buendia.
Bodybuilding: Thể hình cổ điển, mục tiêu là xây dựng độ lớn cơ bắp, sự đối xứng và tính hài hòa của cơ bắp. Idol: Arnold, Ronnie Coleman, Phil Heath.
Powerbuilding: Là một phương pháp luyện tập với mục tiêu là phát triển cơ bắp tối đa cũng như tăng mức tạ tuyệt đối của những bài tập được cho là xây dựng cơ bắp hiệu quả nhất (OHP, BP, Squat, DL, … ) . Nói tóm gọn lại, đây là phương pháp tập luyện mang lại hiệu suất tối ưu nhất cho việc phát triển cơ bắp cũng như tăng sức mạnh của bạn, với điều kiện dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Idol: Mike O'Hearn, Stan Efferding.
Powerlifting: Là môn thể thao mà trong mỗi cuộc thi các vận động viên sẽ cố gắng nâng được mức tạ nặng nhất có thể trong mỗi lượt thử lần lượt ở các động tác Squat, Bench press, Deadlift.Với mỗi động tác powerlifter được phép thử 3 lần và kết thúc cuộc thi kết quả sẽ được tính dựa trên tổng tạ lớn nhất của 3 động tác. >> Idol: Stefi Cohen, Dan Green, Tyler Atwood. P/s: mình đang tập theo môn này nhé.
Weightlifting: Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kĩ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. Người chiến thắng là người có tổng trọng lượng tạ nâng được nhiều nhất. Có 2 kỹ thuật dùng để thi đấu là Cử giật (Snatch) và Cử đẩy (Clean & Jerk). Idol: Dmitry Klokov, Lu Xiaojun, Lasha Talakhadze.
Crossfit: Là một chương trình tập luyện đề cao sức khỏe nhờ vào các hoạt động thể chất (Human activities) chủ yếu là kết hợp các bài tập aerobic, bài tập Body weight và cử tạ. Là môn pha trộn giữa Calisthenics, Weightlifting và Strongman. Idol: Rich Froning Jr., Mat Fraser.
Strongman: Giống như các Powerlifter, Strongman cũng bao gồm các động tác Squat, Bench press, Deadlift, nhưng các strongman còn phải quan tâm nhiều yếu tố khác như explosive power, cardio with weight (heavy carry), grip strength). Ngoài ra tập luyện theo hướng strongman cần có các thiết bị chuyên biệt như Atlas Stone, Log (Log Press), Farmers Walk Bars, Yoke (Yoke Walk), Keg (Keg Toss), a vehicle. Idol: Hafþór Júlíus Björnsson, aka Thor, aka The Mountain.
Phân biệt trang phục thi đấu Classic và Modern Bodybuilding
Phân biệt hạng mục 212 Olympia và Open Olympia (Mr. Olympia)
3. TRAINING STATUS Tình trạng/Trình độ tập luyện
Phân loại và mô hình xác định tình trạng/trình độ tập luyện - Classification and Determination Model of Resistance Training Status (Post)