Tối giản việc đọc tin nổi bật, comment chất lượng nhiều reaction trên voz cho các fen bận rộn.
VozFen.com: [thảo luận] [Trả lời nhanh][Thảo luận][Chia sẻ kiến thức] English - Hỏi nhanh đáp gọn!
@YoonaImInLove Joined: 02/2018
#1

[thảo luận] [Trả lời nhanh][Thảo luận][Chia sẻ kiến thức] English - Hỏi nhanh đáp gọn!
Thread hỏi nhanh đáp gọn các vấn đề về học và sử dụng tiếng Anh, 
-- từ vựng, ngữ pháp, cách dùng từ, khác biệt từ, thành lập câu, idiom, đọc, nghe, nói, viết.... --
Hạn chế lan man ngoài lề.

-- từ vựng, ngữ pháp, cách dùng từ, khác biệt từ, thành lập câu, idiom, đọc, nghe, nói, viết.... --
Hạn chế lan man ngoài lề.


Thuytien3009
@Thuytien3009
#3

Vàng quan điểm
What's your hay được đọc là wat tʃor; thật ra thì bỏ lướt âm /s/ rồi nối âm /t/ với âm /y/ thành âm /tʃ/ hay do nối âm /s/ với âm /y/ thành /ʃ/ rồi kết hợp với /t/ thành vậy.
Học cả mấy năm trời mà quên hỏi mấy ông thầy đi.
T thấy nhiều khi say "wattup wattup" nên chắc trường hợp 1 nhỉ.
Học cả mấy năm trời mà quên hỏi mấy ông thầy đi.
T thấy nhiều khi say "wattup wattup" nên chắc trường hợp 1 nhỉ.

nghiabros
@nghiabros
#5

Cái này khó quá. Thím học ngôn ngữ học hay gì mà cần chuẩn xác đến mức độ như vậy?

wildworld
12/2014
@wildworld
12/2014
#11

Vàng quan điểm
Cái này mình thấy phải học hỏi từ môi trường làm việc nhiều


Mình nghĩ nếu công việc của thím ko liên quan đến hình tượng công ty hoặc chủ yếu là giao tiếp nội bộ thì cứ viết bình thường là được



via vozForums for iPhone

Thuytien3009
@Thuytien3009
#18

Tôi muốn học cho tới luôn chứ kp là IELTS hay gì gì đâu, IELTS chỉ là công cụ kể xác định kết quả thôi, còn trả kết quả cho má tôi nữa. Đúng là 6.5 nhưng thích thì thì lấy thêm hoặc chuyển qua TOEFL.
Mấy lớp kia nghe căn bản vậy thôi chứ nó dạy nâng cao, bài tập về nhà toàn đề TOEFL, mấy môn đó là phục vụ cho việc thi IELTS, TOEFL, CPE luôn đó. Tôi có luyện lớp IELTS căn bản ở Thượng Đỉnh luôn mà nói chung chỉ dạy cái cách luyện đề thôi, căn bản tôi không luyện đề nghiêm túc nên mới fail thảm hại.
Còn lớp chỉnh tật ở Thượng Đỉnh thì thím vào học 1 môn đó thôi cũng được(môn này cũng không bắt buộc phải học, chứ muốn học mấy môn sau thì phải thi đậu 2 môn ngữ pháp và cấu trúc).

YoonaImInLove
02/2018
@YoonaImInLove
02/2018
#22

Theo tôi thì,
What's your --> wats jər --> wa + đọc [ts] stop âm t + nối /s/ với /j/ sẽ ra giống âm /ʃ/ + ər.
What's up --> wats ʌp --> wa + đọc [ts] stop t + nối s với ʌp.

TulanhNoMot
04/2016
@TulanhNoMot
04/2016
#27

Quy luật nối âm đa số là progressive, tức âm sau được ưu tiên.
What's your có 3 âm
/t/ /s/ và /j/
/s/ + /j/ = sh
t + sh = ch
Tuy nhiên, âm /t/ có thể bị elided đi,
Đọc là wo sho: cũng đc
Hoặc wos jo:

TulanhNoMot
04/2016
@TulanhNoMot
04/2016
#43

Link thi tiếng anh ý mà, đang cần like và share hihi

TulanhNoMot
04/2016
@TulanhNoMot
04/2016
#46

Em là thằng đeo khẩu trang


elfleaf
@elfleaf
#76

Mình nghĩ các khóa luyện thi IELTS chỉ hiệu quả khi (điều kiện cần) 1) có sẵn nền tiếng Anh hoặc 2) bản thân người học có động lực học.
Kiến thức thì mình không bổ sung được gì, phải học từ từ, chẳng có đường tắt nào khác. Cách học, cách dạy thì mỗi người khác nhau. Cá nhân mình không đánh giá cao việc luyện đề khi chưa có nền tảng, hoặc cày đề. Mặc dù số đề IELTS chất lượng cao không hiếm nhưng vẫn chỉ nên dùng tiết kiệm để đánh giá năng lực từng thời điểm. Thời gian chữa đề mới là thời gian học, không phải lúc làm đề. Bạn làm 1 đề 1 tuần để chữa kỹ còn tốt hơn 7 đề 1 tuần mà chỉ check đáp án.
Còn về động lực thì mục tiêu nhiều bạn chỉ xoay quanh điểm A, bằng B, mức lương C. Điều này không sai nhưng mình thấy mục tiêu vậy chưa đủ liên quan trực tiếp đến việc bạn học tiếng Anh. Với phần lớn mọi người thì những thứ như vậy quá trừu tượng để tạo động lực đủ mạnh. Nếu bạn thích ngôn ngữ này thì ok, bạn đã có lợi thế rất lớn rồi. Còn không thì cứ liên kết nó với thứ bạn thích: phim, nhạc, sách, meme... Không nhất thiết cứ phải nghe BBC news hay xem Friends, How I met your mother như các trang FB khuyên nếu những điều đó không hấp dẫn bạn. Ví dụ như mình trước thích game thì xem stream twitch của các streamer tiếng Anh. Không có subtitle gì cả nhưng mình hiểu những gì diễn ra trong game và liên kết dc với ngôn ngữ. Sau vài tháng làm thứ 1 đề IELTS thì listening lên 8.0-8.5 (trước đó mình tầm 6.5-7.0 listening, sau thời gian đó không học tiếng Anh chủ động chút nào cả). Hoặc đơn giản đổi hết giao diện mail, điện thoại, FB, apps... của bạn sang tiếng Anh đi, tiếp xúc nhiều thì sẽ đỡ sợ.
Một lần nữa, quan điểm của mình là không có "bí kíp" gì để học được Tiếng Anh cả. Giờ nó là ngôn ngữ thứ hai của vô số người rồi. Bạn có nghĩ từng ấy người mà giữ được bí mật không
.
Kiến thức thì mình không bổ sung được gì, phải học từ từ, chẳng có đường tắt nào khác. Cách học, cách dạy thì mỗi người khác nhau. Cá nhân mình không đánh giá cao việc luyện đề khi chưa có nền tảng, hoặc cày đề. Mặc dù số đề IELTS chất lượng cao không hiếm nhưng vẫn chỉ nên dùng tiết kiệm để đánh giá năng lực từng thời điểm. Thời gian chữa đề mới là thời gian học, không phải lúc làm đề. Bạn làm 1 đề 1 tuần để chữa kỹ còn tốt hơn 7 đề 1 tuần mà chỉ check đáp án.
Còn về động lực thì mục tiêu nhiều bạn chỉ xoay quanh điểm A, bằng B, mức lương C. Điều này không sai nhưng mình thấy mục tiêu vậy chưa đủ liên quan trực tiếp đến việc bạn học tiếng Anh. Với phần lớn mọi người thì những thứ như vậy quá trừu tượng để tạo động lực đủ mạnh. Nếu bạn thích ngôn ngữ này thì ok, bạn đã có lợi thế rất lớn rồi. Còn không thì cứ liên kết nó với thứ bạn thích: phim, nhạc, sách, meme... Không nhất thiết cứ phải nghe BBC news hay xem Friends, How I met your mother như các trang FB khuyên nếu những điều đó không hấp dẫn bạn. Ví dụ như mình trước thích game thì xem stream twitch của các streamer tiếng Anh. Không có subtitle gì cả nhưng mình hiểu những gì diễn ra trong game và liên kết dc với ngôn ngữ. Sau vài tháng làm thứ 1 đề IELTS thì listening lên 8.0-8.5 (trước đó mình tầm 6.5-7.0 listening, sau thời gian đó không học tiếng Anh chủ động chút nào cả). Hoặc đơn giản đổi hết giao diện mail, điện thoại, FB, apps... của bạn sang tiếng Anh đi, tiếp xúc nhiều thì sẽ đỡ sợ.
Một lần nữa, quan điểm của mình là không có "bí kíp" gì để học được Tiếng Anh cả. Giờ nó là ngôn ngữ thứ hai của vô số người rồi. Bạn có nghĩ từng ấy người mà giữ được bí mật không


Wildhorse95
@Wildhorse95
#93

Để mà nhớ lâu thì mỗi từ cần được đặt trong một ngữ cảnh (context), ngữ cảnh sẽ giúp ta hiểu từ đó được sử dụng ntn. Vì vậy một trong những cách hiệu quả mà khả thi nhất là học qua xem phim, nghe nhạc, chơi game.
Có nhiều người chỉ cách học nhồi nhiều từ, giật tít kiểu master X trăm từ vựng trong Y ngày. Cái cách đó chỉ thích hợp để giắt túi trước khi đi thi chả hạn. Còn về lâu dài không thể hiệu bằng mưa dầm thấm lâu đc.
Practice makes perfect.

TulanhNoMot
04/2016
@TulanhNoMot
04/2016
#106

LINK: Intro
Theo như nguyện vọng của thím nào đó, vừa dạy xong quay nhanh 1 cái video giới thiệu ngắn mà không đeo khẩu trang
)
Theo như nguyện vọng của thím nào đó, vừa dạy xong quay nhanh 1 cái video giới thiệu ngắn mà không đeo khẩu trang


TulanhNoMot
04/2016
@TulanhNoMot
04/2016
#128

Câu này mang ý nghĩa nhấn mạnh hiking là free, thể hiện sự tương phản.
There are few => Chỉ có 1 số ít (sắc thái tiêu cực, rất ít) thứ miễn phí trên đời này
but hiking is one of them (nhưng hiking lại là 1 trong số chúng)
Đó là phỏng đoán, bạn có thể ném link mình đọc kĩ hơn
Like page fb.com/speakingwithbach để học tiếng anh nha.

vnReaver
07/2009
@vnReaver
07/2009
#590

Ok mình bắt đầu
Mình sẽ đưa ra 2 khái niệm này trước:
- Event Time (ET): mốc thời gian xảy ra hành động chính
- Reference Time (RT): mốc thời gian mà hành động chính có mối liên hệ cùng
Ví dụ: After I finish my homework, I will go outside.
Ở đây mình gán hành động chính là go outside, vậy thì ET là lúc mình đi ra ngoài. RT là lúc mình làm xong bài tập. Trong ví dụ này thì ET > RT, tức là hành động chính xảy ra sau.
Bản chất của các thì hoàn thành là tạo ra mối liên hệ giữa ET và RT, với điều kiện: ET < RT. Nói cách khác, các thì hoàn thành tạo ra mối liên hệ giữa hành động chính và một thời điểm khác, với điều kiện: hành động chính xảy ra trước. Hành động chính đó sẽ được chia dạng hoàn thành (have Vii).
Tùy vào thời điểm xảy ra RT ở quá khứ, hiện tại hay tương lai (so với thời điểm nói), chúng ta có 3 thì hoàn thành tương ứng: QKHT (RT=quá khứ), HTHT (RT=hiện tại), TLHT (RT=tương lai)
Trên đây mới là điều kiện cần. Dưới đây mới là phần chính.
Khi ai đó sử dụng thì hoàn thành (thay vì thì đơn), người đó đang muốn nhấn mạnh mối liên hệ ở trên theo 1 trong 3 tính chất sau đây:
1. Tính liên tục (continuative). Chính là cái tính chất phổ biến nhất: hành động xảy ra tại ET và kéo dài đến RT
- I had lived here for 10 years before moving to the city.
Người nói muốn nhấn mạnh rằng tôi từng sống ở đây liên tục trong 10 năm trước khi chuyển đi. ET= thời điểm bắt đầu sống ở đây, RT= lúc rời đi (quá khứ). Thế là chúng ta được thì quá khứ hoàn thành.
*Chú ý: trong trường hợp này, động từ phải ở dạng trạng thái (stative). Đó là lý do những động từ hành động (action verb) phải đc đưa về dạng tiếp diễn (V-ing). Trong ví dụ ở trên, live là động từ trạng thái (state verb) sẵn rồi nên ko phải thêm thắt gì nữa. Chứ như ví dụ ở dưới là phải chuyển.
- I had been playing football for 10 years before moving to the city.
Và thế là chúng ta có 1 khái niệm mà các bác vẫn được học là 1 dạng thì độc lập: thì hoàn thành tiếp diễn. Nhưng đối với mình, bản chất đấy vẫn chỉ là 1 nhánh nhỏ của thì hoàn thành.
2. Tính hệ quả (resultative): hành động xảy ra tại ET và để lại hệ quả kéo dài đến RT
- I'm sorry but I can't go. I have caught the flu.
Người nói muốn nhấn mạnh rằng tôi bị ốm đến giờ chưa khỏi nên ko đi đc. ET= thời điểm bị phát ốm, RT= bây giờ (hiện tại). Thế là chúng ta được thì hiện tại hoàn thành.
3. Tính tồn tại (existential): hành động có tồn tại trước RT hay không
- Don't worry. By tomorrow I will have finished the report.
Người nói muốn nhấn mạnh rằng trước ngày mai là tôi đã làm xong cái báo cáo rồi, đừng có lo. ET= thời điểm làm xong báo cáo, RT= ngày mai (tương lai). Thế là chúng ta được thì tương lai hoàn thành.
*Chú ý: trong trường hợp này, người nói chỉ nhấn mạnh sự tồn tại của hành động, ko quan tâm hành động đó xảy ra chính xác lúc nào. Đó là lý do ko ai nói như ví dụ ở dưới:
- I have been to China last month. (SAI)
Trên đây mới là điều kiện đủ.
Nói tóm lại, có thể dùng các thì hoàn thành khi:
- Muốn tạo ra sự liên hệ giữa hành động chính (ET) và 1 thời điểm khác (RT). Điều kiện: ET < RT.
- Muốn nhấn mạnh mối liên hệ ở trên theo 1 trong 3 tính chất: liên tục/hệ quả/tồn tại.
Ko thỏa mãn điều kiện 1, hoặc ko có ý nhấn mạnh theo như điều kiện 2, thì dùng các thì đơn là đc rồi.
Thế nên nếu nói độc 1 câu như này thì sẽ ko hợp lý:
- Last month I had been in the hospital for ten days.
Nhưng nói đầy đủ thế này thì lại thành hợp lý:
- Last month, I had been in the hospital for ten days before I could finally walk again.
Nhưng ko có nghĩa như thế này là sai:
- Last month, I was in the hospital for ten days before I could finally walk again.
Bác nào hứng thú về những kiến thức này có thể đọc thêm ở: https://ell.stackexchange.com/quest...e-perfect-and-how-should-i-use-it/13261#13261

Maybes4
@Maybes4
#960

Ngược dòng
các bác cho hỏi trong câu sau
Dont worry,me and him are gonna have words.
Sao ng ta ko dùng I and he mà lại me and him vậy mn?Nó đứng đầu câu cơ mà
Dont worry,me and him are gonna have words.
Sao ng ta ko dùng I and he mà lại me and him vậy mn?Nó đứng đầu câu cơ mà

Maybes4
@Maybes4
#962

Ngược dòng
trong phim bác ơi,ngữ cảnh là thằng kia đang hỏi nhỏ này r nhỏ này đáp thế.Nên t thắc mắc ko bik nó có sai ngữ pháp ko
02/2018
any time và any given time có gì khác nhau về nghĩa hay cách dùng ko các thím.