Tối giản việc đọc tin nổi bật, comment chất lượng nhiều reaction trên voz cho các fen bận rộn.
VozFen.com: [kiến thức] (Chia sẻ) Làm quen cuộc sống ở Nhật
@Agalloch Joined: 03/2011
#1

[kiến thức] (Chia sẻ) Làm quen cuộc sống ở Nhật
Mình viết theo kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, các fen nếu thấy không đúng vui lòng cmt trao đổi, hoặc thiếu thì bổ sung, mục đích tạo thuận lợi cho những người sang sau nhanh hòa nhập, tránh bị đồng hương cho ăn quả lừa.
Nhật Bản có rất nhiều điểm khác VN nên mới sang sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Nên cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt những điểm khác biệt, những quy định, quy tắc, cách hành xử… để khi gặp còn dễ xoay sở.
Những việc cần làm khi mới sang Nhật:
1. Ở
3. Đi lại:
Nhật Bản có rất nhiều điểm khác VN nên mới sang sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Nên cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt những điểm khác biệt, những quy định, quy tắc, cách hành xử… để khi gặp còn dễ xoay sở.
Những việc cần làm khi mới sang Nhật:
- Học, thi bằng lái xe oto ở Nhật rất đắt nên cố gắng học bằng lái ở VN trước khi sang Nhật. Tối thiểu trước khi sang Nhật 3 tháng là phải lấy được bằng lái ở VN rồi thì khi sang Nhật mới đổi bằng lái được.
- làm thẻ từ để đi tàu (ICカード)
- Làm thẻ ngân hàng: ngân hàng hay được người Việt dùng nhất là ngân hàng bưu điện yucho bank (ゆうちょ銀行). Khi mở tài khoản sẽ nhận được thẻ ATM và sổ ngân hàng, sổ ngân hàng cũng có thể dùng để rút tiền ở cây ATM được. Cây ATM có thể nạp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt. Tuyệt đối ko đưa sổ tk hay thẻ ATM cho người khác.
- Đăng ký điện thoại, sim.
- Đăng ký internet
- Chọn tên Katakana: tên chọn làm sao cho người Nhật dễ phát âm, mình cũng dễ đọc chứ ko có quy định nào cả. Lưu ý nhờ người Nhật kiểm tra xem đọc nó có gần giống từ bậy bạ hay từ xấu nào không.
1. Ở
- Phòng trọ thường ở các phòng gọi là アパート, hầu hết là dãy nhà 2 tầng. Lưu ý mua sắm thiết bị như điều hòa, máy giặt… rất tốn kém. Nên nếu ban đầu phòng trọ mà có sẵn thiết bị thì tốt. Giá thuê thường càng gần ga tàu càng đắt. Nhà chung cư (マンション) sẽ đắt hơn vì cách nhiệt, cách âm…tốt hơn.
- Khi thuê nhà thường sẽ mất tiền đầu vào, gọi là tiền lễ (礼金(れいきん))、tiền cọc(敷金(しききん)), mấy khoản này thường rất tốn kém nên việc chuyển nhà rất phức tạp và tốn tiền. Nếu có thể thì hãy hỏi công ty tiếp nhận về: nhà cty thuê cho hay tôi phải tự thuê, đồ đạc có sẵn chưa..
- Người Nhật không thích ồn ào, nên tránh tuyệt đối làm ồn ở phòng trọ, ồn là họ gọi cảnh sát chứ ít khi nhắc mình. Họ cũng hạn chế tiếp xúc, ko thân thiện như người Việt.
- Đi chơi thì dùng agoda để tra và đặt chỗ ở cũng tiện, nhiều ks ko quá đắt.
- Conbini có ở mọi nơi, có bán đồ ăn sẵn (cơm có thể yêu cầu họ làm nóng). Nếu vào nhà hàng thì menu có đầy đủ hình như món thật nên dễ chọn, ko lo tiếng kém.
- Tự nấu ăn thì rẻ hơn ăn quán rất nhiều.
3. Đi lại:
- Nhật đi bên phía trái (ngược với VN), mạng lưới đường bộ và đường sắt cực kỳ phức tạp, nên tập cách dùng quen google map, và các app tra tàu là rất cần thiết.
- Đi tàu: Tàu điện rất phổ biến kể cả vùng quê. Vùng quê thì tần suất chuyến sẽ ít hơn. Nên làm thẻ cứng, nạp tiền vào (có máy nạp tiền, gọi là チャージ機), ở cổng soát vé (改札(かいさつ)口(ぐち))thì quẹt thẻ là đi vào được, khi xuống tàu, đi ra cổng soát vé để ra ngoài thì quẹt 1 lần nữa. Nhiều ga vùng quê sẽ không có cửa chắn, chỉ có cây để quẹt thẻ nên phải nhớ quẹt, không sẽ bị quy là gian lận vé, rất nguy hiểm. Quẹt lúc vào thì quẹt ở cây có ghi 入場口hoặc 入口。Khi ra thì quẹt ở cây có ghi出場口hoặc出口. Nếu lúc vào mà quên quẹt thì lên tàu bảo ngay với nhân viên trên tàu, hoặc ga sau xuống luôn bảo với nhân viên nhà ga, ko nói được thì ghi tiếng Việt vào gg dịch rồi dịch tự động. Ngoài dùng thẻ thì có mua vé ở máy tự động.
- Vé tàu tiết kiệm: có vé thanh xuân 18(青春18きっぷ) giá 1man2, đi 5 ngày, không giới hạn lần lên xuống với tàu thường, tàu nhanh của JR. Ngoài ra có vé 秋乗り放題của JR vào tháng 10, vé JR vùng kantou, các loại vé trọn gói đi trong nội đô Tokyo, Kyoto, Osaka. Cách đi thì goole có nhiều hướng dẫn chi tiết. Vé rẻ, vé tiết kiệm, vé bán lại…hay có ở các cửa hàng otoku kippu quanh ga lớn, chịu khó gg sẽ thấy.
- App tra tàu: norikae (app và trang web), Jorudan.co.jp (trang web, đặc biệt dễ dùng để tra vé thanh xuân 18). Ngoài ra dùng trang hyperdia.com cũng dễ tra, nó còn hiển thị tàu sẽ dừng bao lâu tại ga nữa. (thời gian dừng ở các ga ko giống nhau, có ga dừng 1p, có ga dừng cả tiếng). GGmap thường chỉ giờ tàu ko đủ và ko chuẩn bằng các web kia.
- Tàu thường thì tùy tàu cửa lên xuống tự động hoặc phải tự bấm nút mở cửa (sẽ có loa thông báo trên tàu), nếu không nghe được thì để ý nút bên cạnh cửa (Open/close) nó sáng đèn thì sẽ bấm mở được. 1 số tàu chỉ được xuống tàu ở cửa trên cùng toa gần lái tàu nhất, các cửa khác sẽ không mở được, nên khi xuống tàu thì phải để ý.
- Nhà vệ sinh trên tàu: thường các chuyến tàu có hành trình trên 1h đều có nhà vệ sinh, lúc vào nvs đóng cửa lại nhớ kéo chốt khóa cửa.
- Khi mua vé tàu thì phải chú ý chiều đi (ví dụ tuyến Toyohashi – Nagoya, nếu vào ga, sẽ có nhiều chỗ đợi tàu, đứng vào làn có ghi Nagoya houmen (名古屋方面) nghĩa là tàu sẽ đi về Nagoya, khi tàu đến mà trên đầu tàu (và thân tàu đều có bảng điện tử ghi điểm cuối) ghi Okazaki yuki (岡崎行き) là tàu này nó chỉ về tới Okazaki là dừng, không đi tới Nagoya dù hướng đi về phía Nagoya, kiểu ghi như thế này rất nhiều, nếu phân vân thì cứ hỏi nhân viên ở ga.
- Khi vào ga A, quẹt thẻ IC card (thẻ từ) để vào, rồi đi tới ga B, mà ga B không có cột để quét thẻ thì có nghĩa là ga này không dùng được thẻ từ, thì tìm nhân viên soát vé, hỏi họ `ICカードを使えますか?‘, họ sẽ hiểu và phát cho cái tờ giấy xác nhận đã kiểm tra thẻ, bạn phải cầm tờ giấy đó, lần tới muốn quẹt thẻ để vào ga khác thì phải đưa giấy đó cho nhân viên ở ga đó trước, họ sẽ điều chỉnh thẻ cho (vì lúc này thẻ mới có thông tin quẹt đi vào mà chưa có thông tin quẹt đi ra => sẽ bị kết tội trốn vé tàu).
- Đi xe đạp: Xe đạp ko được phép chở người khác. Nếu có đường dành riêng cho xe đạp thì đi lên đó, nếu đi xuống lòng đường cùng oto thì đi về phía trái của hướng di chuyển. Ở nhiều ngã tư đèn xanh đỏ không tự động (có biển 押しボタン式) thì bấm vào cái nút tròn trên cột, đợi đèn xanh thì qua đường. Lưu ý nếu có hình người cầm gậy cạnh nút thì là nút dành cho người mù, không được bấm.
- Xe đạp phải được đăng ký mã số lên cảnh sát thành phố hay quận, vì thế khi mua xe thì phải yêu cầu cửa hàng đăng ký cho, và giữ lại đầy đủ giấy tờ mua bán. Vì thế không nên mua lại xe đạp cũ nếu không có giấy tờ xe đầy đủ. Bị cảnh sát hỏi mà xe đạp không có đăng ký, hoặc đăng ký không đúng tên mình thì cực kỳ rắc rối.
- Bus: bus có khá ít, tần suất chuyến cũng ít, nếu muốn đi thì tra trên gg cẩn thận.
- Bus đêm: Hệ thống xe bus liên tỉnh hoặc nội tỉnh đều có, lịch trình và thời gian chạy có thể tra trên web của hãng hoặc các site chỉ đường.
- Taxi: rất đắt.
- Cách đi theo google map: ở các ga lớn sẽ có rất nhiều cửa ra khỏi nhà ga (ví dụ cửa đông 東出口, cửa tây…). Khi xuống tàu, muốn tới điểm A cách ga bao xa đó, mà google map nó chỉ
đi về hướng tây 300m
thì tìm cửa ra là 西出口rồi đi ra. Khi không xác định được phương hướn thì hãy đi theo ggmap nó chỉ (ví dụ nó bảo rẽ phải thì rẽ phải). (nói phét thế chứ hôm rồi tôi vẫn phải cong đít chạy tìm cửa ra đúng ở ga Nagoya)

Agalloch
03/2011
@Agalloch
03/2011
#3

Vàng quan điểm
7.Học tiếng Nhật
10.Lưu ý khi làm việc với người Nhật:
- Tìm lớp học tiếng Nhật miễn phí: hầu như tp nào cũng có, muốn hỏi thì google tên tp + 日本語クラス(教室),hoặc tìm tới trung tâm giao lưu văn hóa quốc tế của thành phố để hỏi thông tin (国際交流センター)、bí quá thì lên thẳng shiyakusho (ủy ban tp) hỏi cũng đc, đừng lo tiếng kém, vì họ phục vụ dân rất tận tình.
- Các lớp tình nguyện hầu hết do các bác già về hưu tới dạy, họ tiếp xúc nhiều với người nước ngoài rồi nên dễ tính và hiểu được sự khác biệt văn hóa giữa các nước, nên cứ mạnh dạn tới học. Ngoài vấn đề học tiếng Nhật, có thể hỏi họ mọi thứ, từ giấy tờ, cách đăng ký các thể loại, cách đi lại, mua hàng…
- Thuế có thuế thị dân và thuế thu nhập cá nhân. Cách tính thuế thì rất phức tạp. Thuế thị dân từ năm thứ 2 mới phải đóng. Tuyệt đối tuân thủ và đóng thuế đầy đủ. Không hiểu thì hãy hỏi thầy cô hoặc google.
- Nenkin cũng phải đóng đầy đủ, khi về nước sẽ làm thủ tục nhận lại. Giữ sổ tay nenkin cẩn thận kẻo mất.
- Đây là nhà dành cho ngưi thu nhập thấp. Vào web của tp đang ở (google gõ tên tp là sẽ ra web) tìm mục 市営住宅, hoặc gõ thẳng vào google cụm từ: tên tp +市営住宅, và tìm them 県営住宅 (nhà ở xã hội do tỉnh quản lý). Điều kiện để thuê nhà thì vào web họ hướng dẫn, cần có người Nhật bảo lãnh, nhà này giá cực kỳ rẻ.
- Ngoài ra trang web của tp có rất nhiều thông tin hữu ích, chịu khó tìm tòi và theo dõi sẽ biết đc nhiều hoạt động hỗ trợ từ nhà nước.
10.Lưu ý khi làm việc với người Nhật:
- Tuân thủ thời gian: đến trước hẹn 5p, tuyệt đối tránh đến muộn, dù là công việc hay hẹn đi chơi hay bất cứ việc gì.
- Tuân thủ luật lệ, quy tắc: Đã có quy định là phải tuân theo, ko nên thắc mắc, dù ở cty hay nơi công cộng.
- Xác nhận: Người Nhật thường làm gì cũng xác nhận kỹ để tránh nhầm lẫn. Nên mình cũng nên học theo, ví dụ họ bảo mai 7h đến, thì nên hỏi lại 7h đúng ko ah, kiểu như vậy.
- Ko giấu dốt: ko biết thì hỏi, kể cả cảm thấy hỏi thế nó cứ ngu ngu thế nào ấy, đừng tự tiện làm mà ko hỏi họ. Hoặc cái họ dạy rồi mà quên, thì cũng đừng ngại mà hỏi lại.
- Để ý đến người khác, ví dụ như tránh vướng đường họ đi, hay không gian họ thao tác làm việc…Dùng đồ vật gì xong thì trả lại vị trí cũ, ra ngoài tắt điện, tắt điều hòa, đóng cửa…Những cái này thì nên quan sát họ làm tnao thì bắt chước.
- Khi ăn cùng họ: họ thường chia riêng suất, của ai người ấy ăn. CÒn nếu khi ăn mà bày thức ăn chung đĩa, bát thì nên để thìa, kẹp, đũa để gắp riêng món thức ăn đó. Nước chấm thì mỗi người 1 bát.

tuananh_304
@tuananh_304
#9

Vàng quan điểm
Nhớ dùng QRpay cho tiện và nhiều campaign nữa.
Ví dụ đóng điện nước, thuế qua QRPay thì dc back lại từ 0.5 đến 1.5% giá trị
Paypay là app có thị phần to nhất hiện tại.
Nhà mạng điện thoại thì nên dùng hãng bé như
Ngoài ra mua hàng thì có thể tham khảo ở
Ví dụ đóng điện nước, thuế qua QRPay thì dc back lại từ 0.5 đến 1.5% giá trị
Paypay là app có thị phần to nhất hiện tại.
Nhà mạng điện thoại thì nên dùng hãng bé như
- Line
- Mineo
- UQ
Ngoài ra mua hàng thì có thể tham khảo ở
- Mercari, Yahoo Furima
- Zozotown cho quần áo cũ
- Rakuten Card
- Kyash : Thẻ Prepaid, dễ đăng kí, cashback 1%, có thể mua hàng AMZ
- SBI
- Rakuten Shouken

Agalloch
03/2011
@Agalloch
03/2011
#34

Giá cả sinh hoạt
Review chút về giá cả sinh hoạt, theo vùng tui đang ở, ở 1 tp nhỏ của tỉnh Aichi, vùng nông nghiệp nên giá rau sẽ rẻ hơn vùng khác, nhưng giá thuê nhà thì lại cao như tp trung bình.
Review chút về giá cả sinh hoạt, theo vùng tui đang ở, ở 1 tp nhỏ của tỉnh Aichi, vùng nông nghiệp nên giá rau sẽ rẻ hơn vùng khác, nhưng giá thuê nhà thì lại cao như tp trung bình.
- Thịt: tuỳ thuộc vào loại thịt và siêu thị bạn mua, rẻ như gyomu supa hoặc Donkihote, thịt lợn đông lạnh nhập khẩu Chừng 100yen/lạng, thịt nội địa đắt chừng gấp rưỡi. Thịt gà đùi (ko xương) từ 70 tới 100yen/lạng, thịt bò thì đắt, đủ loại giá. Cửa hàng như Donkihote có bán Vịt đông lạnh, con 1.7kg khoảng 1300-1600yen.
- Rau: bắp cải 50-130yen/cái, cải thảo to bự 150-200yen/cái, cà tím 100-150yen/túi đủ 5 thằng ăn 1 bữa, cà rốt, củ cải...đều rẻ. Nhìn chung rau khá rẻ (đừng so với VN) nên ko lo táo bón. Nếu muốn tiết kiệm thì ăn rau đông lạnh, vẫn đảm bảo chất lượng mà siêu rẻ, cỡ 1/2 rau tươi.
- Đồ khô, gia vị: ko đắt, cái gì cũng có, nấm, mộc nhĩ, đỗ đỏ...à tìm mua lạc sống khó vl
- Gạo: dở, trung bình: 2-3000yen/10kg, ngon từ 3500yen/10kg. Tôi thích ăn gạo nanatsu hoshi Hokkaido, 3200-4000yen/10kg, ngon lắm.
- bento bán sẵn ở siêu thị: từ 400-900yen, tôi ăn 4-500yen là đủ no.
- Điện: tuỳ mùa, trung bình 2 ae chừng 5-7sen/tháng. Ga khoảng chừng như điện, mùa đông tốn hơn mùa hè vì đun nước nóng. ( Nước nóng đun bằng ga, họ lắp sẵn bình ga to bự bên ngoài toà nhà, ko lo hết ga phải gọi ga gì cả, lo trả tiền thôi nhé). À gần 3 năm chưa 1 lần bị mất điện, mất nước, mất ga. Nước thì 2 tháng tính tiền 1 lần, thangs chừng 1.5 tới 2 sen.
- tiền thuê nhà: Nhật có tiền lễ, tiền cọc, cái này tuỳ nhà, tôi ko có kinh nghiệm lắm. Tiền thuê nhà thì vùng này khá chát, căn tôi ở 3 phòng ngủ, 1 bếp kiêm phòng khách thì 5man7/ tháng, nhưng con bé cùng cty có 1 phòng, nhà mới hơn, 5man1/tháng. Cứ dự trù 2-3man/tháng.
03/2011
6.Điện thoại